Công trình ngầm ở sa mạc dài bằng khoảng cách của Trái Đất lên Mặt trăng

  •   4,33
  • 4.303

Tổng chiều dài của hàng ngàn đường dẫn nước ngầm trong sa mạc Iran tương đương với khoảng cách của Trái Đất lên Mặt trăng (384.400km).

Nhìn từ phía trên, chúng ta chỉ thấy chuỗi các hố trên bề mặt sa mạc khô cằn. Nhưng hơn 30m bên dưới những cái hố bí ẩn này là hệ thống đường dẫn nước hẹp, đưa nước từ tầng nước ngầm ở xa đến các trang trại và làng mạc.

Những đường nước ngầm này được gọi là Qanat – công trình tuyệt vời của các kỹ sư cách đây 3000 năm. Rất nhiều trong số chúng vẫn còn được sử dụng trên khắp Iran ngày nay.

Nhìn từ phía trên, chúng ta chỉ thấy chuỗi các hố trên bề mặt sa mạc khô cằn.
Nhìn từ phía trên, chúng ta chỉ thấy chuỗi các hố trên bề mặt sa mạc khô cằn.

Bắt đầu từ thời đồ sắt, cư dân cổ đại đã tiến hành khảo sát nguồn nước ở chỗ cao, thường là nơi khởi nguồn của thung lũng sông hoặc một cái hồ trong hang. Sau khi tìm được, họ sẽ tạo các đường hầm nghiêng để dẫn nước về nơi cần thiết.

Các hố nhìn thấy được trên mặt đất là những ống thông khí, dùng để đưa đất cát ra và cung cấp oxy cho các công nhân đào Qanat bằng tay bên dưới. Cuối cùng, hệ thống đường hầm được dẫn lộ thiên, hình thành nên các ốc đảo xanh tươi.

Những đường nước ngầm này được gọi là Qanat.
Những đường nước ngầm này được gọi là Qanat.

Việc xây dựng Qanat là một công việc cần mẫn, thậm chí còn đòi hỏi độ chính xác cao. Góc của đường dẫn phải đủ nghiêng để nước có thể chảy mà không bị đọng lại, nhưng nếu quá dốc, nước chảy nhanh mạnh sẽ ăn mòn và làm sập đường hầm.

Dù là công việc khó khăn, thêm nữa sau khi hoàn thành các đường hầm cần được bảo trì hàng năm, nhưng hệ thống đường hầm thủy lợi cho phép phát triển nông nghiệp trên sa mạc cằn cỗi.

Việc xây dựng Qanat là một công việc cần mẫn, thậm chí còn đòi hỏi độ chính xác cao.
Việc xây dựng Qanat là một công việc cần mẫn, thậm chí còn đòi hỏi độ chính xác cao.

Công nghệ đào hầm Qanat lan truyền thông qua hoạt động thương mại trên Con đường Tơ lụa và các cuộc chinh phục của người Hồi giáo. Ngày nay, người ta có thể tìm thấy Qanat ở những nơi xa xôi như Ma Rốc và Tây Ban Nha.

Đối với Komeil Soheili, một nhà làm phim người Iran, Qanat là một phần không thể tách rời của cảnh quan tỉnh Khorasan, quê hương của ông.

Soheili cho biết: “Sự đa dạng cảnh quan và văn hóa ở Iran là điều mà thế giới không hiểu rõ. Một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới xuất phát từ tác phẩm tuyệt vời – đường hầm Qanat”.

Ngày nay, người ta có thể tìm thấy Qanat ở những nơi xa xôi như Ma Rốc và Tây Ban Nha.
Ngày nay, người ta có thể tìm thấy Qanat ở những nơi xa xôi như Ma Rốc và Tây Ban Nha.

Cụ Gholamreza Nabipour, 102 tuổi, là một trong những người cuối cùng và gần như chắc chắn là người cao tuổi nhất làm nghề Mirab – chăm sóc các Qanat.

Năm 2016, UNESCO công nhận những Qanat Ba Tư là di sản thế giới.

Cập nhật: 08/06/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,33
  • 4.303