Hé lộ bí ẩn đền Pantheon

  •   4,26
  • 13.630

Sau gần 2.000 năm, các nhà khoa học đang tìm ra lời giải cho cấu trúc kỳ lạ của ngôi đền La Mã cổ đại, Pantheon.

Khám phá bí ẩn ngôi đền 2.000 tuổi của đế chế La Mã

Một cuộc tranh luận đang diễn ra rằng, liệu nó có phải là một chiếc đồng hồ mặt trời hay không? Nếu câu trả lời là đúng thì với kích thước cao 43 m, dài 84 m, và rộng 58 m, Pantheon sẽ là chiếc đồng hồ mặt trời lớn nhất hành tinh.

Hé lộ bí ẩn đền Pantheon

Ngôi đền đồ sộ ở thủ đô Roma được xây dựng từ năm 118 - 126 dưới triều vua Hadrianus, đây là một trong những công trình kiến trúc lớn nhất thời cổ đại được hoàn thành vào năm 128 sau Công nguyên.

Hé lộ bí ẩn đền Pantheon

Mặt tiền của Pantheon tương tự những ngôi đền phong cách Hy Lạp với 8 cột trụ bằng đá hoa cương xám, đỉnh cột kiểu Corinthian, trụ cột bằng đá cẩm thạch trắng. Tiếp đến là ba hàng cột trụ đá hoa cương hồng chia tiền sảnh đền làm ba phần, trong đó phần giữa dẫn vào phía trong đền.

Hé lộ bí ẩn đền Pantheon

Trung tâm đền là tòa nhà hình trụ tròn, bên trên có vòm hình bán cầu với đường kính 43,44m. Đây là mái vòm lớn nhất trong suốt 13 thế kỷ, cho đến khi mái vòm nhà thờ Santa Maria del Fiore ở Florence của Brunelleschi lấy mất ngôi vị quán quân này.

Hé lộ bí ẩn đền Pantheon

Mái vòm này được làm bằng bê tông trộn với đá nham thạch để giảm trọng lượng. Trên đỉnh của mái vòm có một vòng tròn trống đường kính 8,92m, là chỗ duy nhất đưa ánh sáng tự nhiên vào phía trong đền.

Khi đến thăm ngôi đền, Robert Hannah thuộc ĐH Otago, Dunelin, New Zealand đã nhận ra rằng Pantheon không đơn giản chỉ là một ngôi đền.

Hé lộ bí ẩn đền Pantheon

Trong hai ngày xuân phân và thu phân, vào tháng 3 và tháng 9, ánh sáng mặt trời chiếu qua lỗ hổng sẽ đến đúng chỗ nối giữa tường và mái vòm ở cửa lớn phía bắc của ngôi đền.

Vào buổi trưa ngày xuân phân hoặc thu phân, ánh sáng mặt trời sẽ chiếu qua mắt của ngôi đền đến một căn phòng nằm phía trên cửa ra vào.

Một căn phòng phía trên cửa ra vào cho phép một phần nhỏ ảnh sáng chiếu xuống sân trong của tiền sảnh. Sẽ chỉ có một khoảng thời gian ngắn trong năm nhìn thấy được ánh sáng mặt trời nếu các cửa chính của ngôi đền được đóng lại.

Hannah không cho rằng đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Một bán cầu rỗng với một lỗ hổng trên đỉnh là một kiểu đồng hồ mặt trời dùng để tính thời gian của người La Mã. Mặc dù trong trường hợp này, nó được dùng để biểu diễn thời gian của một năm. 

Hé lộ bí ẩn đền Pantheon

Khi mái vòm của Pantheon khá phẳng (nhẵn) ở bên ngoài, nó làm thành một bán cầu hoàn hảo ở bên trong. “Đây là một đặc điểm của một thiết kế có tính toán", Hannah nói.

Pantheon nghĩa là “nhà của các vị thần”, chính mái vòm của công trình tượng trưng cho vòm trời, nơi các vị thần ngự trị, theo tín ngưỡng của người La Mã. Hannah nghĩ rằng, bằng cách đánh dấu các ngày phân điểm, Pantheon sẽ là nơi đưa các vị hoàng đế La Mã lên vương quốc của các vị thần.

James Evan, một sử gia thiên văn học ở ĐH Puget Sound, Washington phát biểu: “Kiến trúc sư của ngôi đền Pantheon chắc hẳn có kiến thức kết nối biểu tượng giữa vũ trụ và đế quốc La Mã, giữa mặt trời và hoàng đế.” Tuy nhiên, ông không tin giả thuyết này đã được làm sáng tỏ vì không tồn tại các ký hiệu ở Pantheon liên quan đến đồng hồ mặt trời.

“Nó là một phần của nền văn hoá, những người xây dựng Pantheon không cần giải thích về công trình của họ”, Hannah phản bác ý kiến của Evan.

Tổng hợp
  • 4,26
  • 13.630