Cùng xem anh chàng này bẻ khóa bằng tay không nhờ chất Gali

  •  
  • 4.391

Gali là kim loại không màu, có thể tan chảy trong lòng bàn tay của bạn nhưng lại biến kim loại từ cứng thành mềm đấy nhé.

Gallium (Gali), nguyên tố hóa học có số nguyên tử 31. Đây là chất không tồn tại trong tự nhiên, nhưng dễ dàng tìm thấy sau các phản ứng nung chảy nhôm, kẽm... và được chiết xuất từ dầu thô hydroxide nhôm.

Được dự đoán tồn tại từ năm 1871 bởi nhà bác học Mendelev, Gali đã được đặt tên đầu tiên là “eka_nhôm”, và được xuất hiện trong bảng tuần hoàn hóa học do chính nhà tri thức lỗi lạc này nghiên cứu ra.

Kim loại Gali.
Kim loại Gali.

Gali có nhiệt độ nóng chảy cực thấp – chỉ khoảng gần 30 độ C, chính vì vậy mà nó có thể bị tan chảy trong lòng bàn tay của bạn. Hoàn toàn thân thiện với con người, nhưng có thể tiêu hủy thủy tinh, kim loại… là điểm nổi bật của nguyên tố hóa học độc đáo này.

Và trong video của YouTuber LockPickingLawyer, ta sẽ được tận mắt chứng kiến tính chất này của Gali. Khi được tiếp xúc với nhôm, nó sẽ tạo ra một hợp chất có khả năng phá hủy tính chất cứng rắn của nhôm. Đây là một ứng dụng hết sức hữu ích nếu như bạn muốn bẻ khóa bằng tay không chẳng hạn.

Với Gali, việc phá khóa trở nên cực dễ dàng.
Với Gali, việc phá khóa trở nên cực dễ dàng.

Điều đáng kinh ngạc về phản ứng hóa học này đó chính là ta chẳng cần phải làm gì nhiều mà cứ để Gali phát huy công dụng của mình. Chỉ cần nhỏ một chút lên ổ khóa và chà nó lên bề mặt là hợp chất kia đã được hình thành. Sau đó, Gali tự “lây lan” ra xung quanh và gần như bao phủ toàn bộ cái khóa. Sau khi chờ đợi khoảng 5 tiếng, giờ đây ổ khóa đã trở nên vô cùng yếu ớt.

Phá khóa không phải là công dụng duy nhất của Gali đâu nhé. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chính hợp chất nhôm-gali này có thể được sử dụng làm nguồn nhiên liệu mới. Như trong video trên, khi nhỏ hợp chất này vào nước, nó sẽ giải phóng ra khí hydro.


Phá khóa bằng Gali.

Dùng hợp chất này để bẻ khóa thì mất hơi nhiều thời gian, vì vậy nó không phải là phương án tối ưu nhất nếu như bạn muốn áp dụng mẹo này để làm nghề đạo chích. Tuy nhiên, nó giúp ta biết được rằng một phản ứng hóa học vô cùng đơn giản có thể thay đổi hoàn toàn đặc tính hóa học của một chất.

Cập nhật: 19/01/2018 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4.391