Cứu các “nàng tiên cá”

  •  
  • 6.104

Bò biển (dugong) một động vật có vú ăn cỏ, có thể nổi lên mặt biên những đêm trăng và phát ra những âm điệu du dương. Chính đặc điểm này của loài bò biển đã hình thành nên ở châu Âu những huyện thoại về những “nàng tiên cá”. Tuy nhiên, loài động vật quý hiếm này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.


Các nàng tiên cá của thế giới đại dương đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Internet).

Theo Chương trình môi trường LHQ (UNEP), bò biển (dugong) đang bị tuyệt chủng ở Maldives, Mauritius, Đài loan và nhiều nơi khác nữa (trong số này có cả Côn đảo, Việt Nam). “Dân số” của chúng giảm “ít nhất 1/3 tại các khu vực nói trên”, tuy nhiên thông tin về những con vật này còn quá ít ỏi nên chưa đánh giá đúng được thực trạng. Song may mắn là các chính phủ, các Tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia đã sớm đạt được sự nhất trí về các biện pháp để cấp cứu loài vật hiền lành và rất dễ thương này.

Sự đe doạ

Mọi sự đe doạ đối với bò biển đều do con người gây ra. Truy đuổi, săn trộm làm chúng bị chết, tàu bè và lưới vây làm chúng bị chấn thương, nạn ô nhiễm cỏ biển thức ăn chính của bò biển - làm chúng bị ngộ độc… là những lý do dồn bò biển đến bước đường cùng. Thêm vào đó, tốc độ sinh sản của bò biển vốn rất thấp.

Giải pháp

Nguyên nhân chính làm bò biển chết là chết đuối trong khi bị quấn chặt trong tấm lưới vây. Do vậy Công ước về bảo vệ các loài di trú và động vật hoang dã (viết tắt là CMS) dự kiến buộc các tàu cá phải thay thế lưới vây bằng các phương tiện đánh bắt khác để làm giảm đến mức tối thiểu tổn thất cho các loài cần được bảo vệ dưới biển và đại dương, trong đó có bò biển.

Nguyên nhân thứ hai gây hại đối với bò biển là vì lợi ích kinh tế, chúng bị săn bắt gắt gao. CMS có dự kiến tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong khu vực mà bò biển thường đến di trú, cung cấp các số liệu để đánh giá đúng thực trạng. Thông tin này cần khẩn cấp được đưa đến các nước có mối đe dọa rất cao để cộng đồng tại địa phương biệt được bò biển đang sống ở đâu, con đường di trú của chúng qua những vùng biển nào nhằm biết được nơi ở của chúng để có biện pháp bảo vệ.

Các số liệu thu thập từ các đảo trên Thái Bình dương, Nam Á và các Tiểu vưong quốc A-rập thống nhất đã được lập từ những năm trước đây và dự kiến vào năm 2011, quy mô của sáng kiến này đã được mở rộng sang tới nước Đông Phi, các đảo tại miền Tây Thái Bình dương và một số vùng ở Nam Phi.

Biện pháp thứ ba cần áp dụng là thiết lập một khu vực gọi là “vùng dự trữ biển”, làm nơi được bảo vệ một cách chặt chẽ để chúng sinh sản và nuôi con. Trước mắt cần thực hiện một số biện pháp khẩn cấp bao gồm quy định những giới hạn tạm thời về hoạt động đánh bắt cá ở một số vùng, có chương trình giáo dục, khuyến khích những ngư dân mua sắm tàu và lưới mới, từ bỏ cách sống dựa trên sự săn bò biển.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ các công cụ bảo vệ khác nhau giữa các nhà sinh học, phát triển bờ biển và các nhà chuyên môn làm việc trong các ngành kinh tế, luật pháp, xã hội học và quản lý nguồn lợi biển.

Theo Việt báo, Pravda.ru
  • 6.104