Rượu là nguyên nhân thường gặp của những trận ẩu đả. Cuộc nghiên cứu cho thấy đá ai đó trong suốt một trận đánh nhau có thể nguy hiểm hơn dùng một vũ khí sắc hay cùn.
Một cuộc nghiên cứu trên 25.000 người nhập viện cấp cứu đã phát hiện rằng việc dùng chân có khả năng gây ra vết thương nghiêm trọng hơn những vật cùn hay sắc hay những quả đấm bằng nắm tay. Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu Bạo lực ở Cardiff đã nhận thấy rằng các vũ khí gây ra số tổn thương nghiêm trọng nhiều hơn. Cuộc nghiên cứu về Phòng ngừa Tổn thương kết luận ngăn chặn việc đá nhau và sử dụng những vật cùn nên là việc ưu tiên.
Tổng cộng, các nhà nghiên cứu nhận xét đánh giá 31.000 vết thương trên những bệnh nhân vào Bệnh viện của trường Đại học thuộc xứ Wales khoa Cấp cứu giữa năm 1999 và 2005. Đàn ông chiếm ba phần tư những bệnh nhân vào viện vì những vết thương có liên quan đến bạo lực. Gần hai phần ba cho biết là bị tấn công chỉ bởi một “đối thủ” nhưng cứ bốn người thì một người nói rằng họ đã bị tấn công cùng một lúc bởi ba người hay nhiều hơn thế. Hoàn toàn có thể rằng số tuổi mà một người chịu đựng một vết thương nghiêm trọng lên đến cao nhất là 47 tuổi.
Tổng cộng 21,5% vết thương do vũ khí gây ra - 11% do một vật sắc bén, 10,5% do một vật cùn. Hơn phân nửa số người bị thương bị ăn đấm và chỉ 7% số đó đã chịu đựng vết thương do bị đá khi nằm trên mặt đất. Nhìn chung, rất nhiều vết thương nghiêm trọng được gây ra bởi việc sử dụng vũ khí hơn là sự tấn công lên thân thể mà không có vũ khí.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người đã bị đá có rất nhiều khả năng phải chịu đựng vết thương nghiêm trọng- thậm chí nghiêm trọng hơn những người bị tấn công bởi một vũ khí sắc hay cùn. Những vết thương do các loại súng cầm tay gây ra mà rất hiếm không được xem xét.
Mặc dù các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Cardiff cảm thấy ngạc nhiên rằng những vật sắc nhọn lại ít có khả năng gây ra vết thương nghiêm trọng nhưng họ nói rằng họ không thể phân biệt với việc dùng dao hay những vũ khí sắc nhọn khác như thủy tinh vỡ trong cuộc nghiên cứu mà có thể đã ảnh hưởng đến kết quả thu được.
Rượu
Dẫn đầu cuộc nghiên cứu, Giáo sư Jonathan Shepherd, một bác sĩ phẫu thuật miệng và hàm-mặt đã cảnh báo rằng rượu là một nhân tố lớn góp phần trong việc dùng “chiêu đá” trong những trận ẩu đả vì người say rượu thì dễ ngã hơn.
Ông cho biết: “Có một sự liên kết quan trọng với rượu. Thường thì trong những trận ẩu đả người ta bị đá khi họ ngã xuống và một trong những cách hạn chế việc đá nhau đó là giảm tình trạng say xỉn quá mức vì như thế sẽ ít người ngã xuống hơn. Rất quan trọng để ghi nhận khi nào có đá nhau hay khi nào có sử dụng đến vũ khí – điều này quyết định mức truy tố và những người tấn công bị đem ra xử phạt. Cũng có những thông báo về việc đảm bảo rằng những vật có thể được dùng làm vũ khí như thủy tinh phải được thu giữ hay dọn sạch.” Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng Cardiff là một trong những thành phố an toàn nhất tại Anh quốc.
Ông Martin Shalley, bác sĩ tham vấn tại khoa Cấp cứu thuộc Bệnh viện của khu Trung Tâm Birmingham và là chủ tịch Hiệp Hội Y học Cấp cứu cho biết cuộc nghiên cứu phản ánh kinh nghiệm của bản thân ông. “Người ta hiếm khi bị thương do các nắm đấm, mà thường hơn nhiều họ bị thương nghiêm trọng do bị đá. Một khi chúng ta nằm trên sàn, chúng ta đang có nguy cơ bị thương cao hơn.”
Thiên Kim