Đánh lừa giấc ngủ? Chỉ là mơ thôi

  •  
  • 1.105

Christopher Wanjek

Một số người có thể làm bất cứ điều gì để đánh lừa giấc ngủ. Và những biện pháp kìm nén trạng thái ngủ lơ mơ luôn được hoan nghênh.

Đâu đó trong khoảng cách giữa sự minh mẫn và chứng mất ngủ chính là ngủ theo giai đoạn, một kiểu ngủ đang được cộng đồng blog tán thành nhiệt liệt. Họ ngủ khoảng 25 phút vào ban ngày rồi dành một tiếng để ngủ ban đêm. Một khi bạn đã trải qua khoảng thời gian điều chỉnh thói quen suốt hai tuần mệt lử, luôn thèm khát một giấc ngủ thì cũng chính là lúc bạn bước vào trạng thái bay bổng. Bạn thấy sung sức hơn, tập trung hơn và nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống.

Mặc dù không có một nghiên cứu nào trình bày về mức độ an toàn hay ưu điểm của việc ngủ theo giai đoạn, nhưng từ những gì chúng ta biết về giấc ngủ, và thậm chí từ ngôn ngữ mà cộng đồng blog sử dụng – cũng cho thấy kĩ xảo này chỉ thực hiện được trong mơ mà thôi.

Nhưng hãy cứ mơ

Phần lớn trong số chúng ta chỉ ngủ một giấc dài vào ban đêm. Tuy nhiên, về mặt sinh học chúng ta lại là loài có giấc ngủ chia thành hai giai đoạn. Điện não đồ đã tìm ra cách não trải qua một giấc ngủ dài ban đêm và rồi lại tỉnh táo vào lúc giữa trưa. Các bộ phần còn lại của cơ thể chúng ta cũng phải làm theo bộ não, các cơ quan và chức năng khác đều giảm cường độ hoạt động, điều này thể hiện một chu trình hoạt động hai giai đoạn. Chính vì thế ở nhiều đoàn hội, cơ quan mọi người đều được nghỉ trưa.

(Ảnh minh họa: Imagesource)Chúng ta mới chỉ biết rất ít về giấc ngủ của động vật. Tại sao chúng lại ngủ? Và tại sao người lớn phải ngủ từ 5 đến 9 tiếng một ngày mới tốt cho sức khỏe?

Hiện vẫn chưa có một bằng chứng sinh học nào cho thấy ngủ theo nhiều giai đoạn lại tốt, hay đó là một kiểu ngủ rất tự nhiên bắt nguồn từ thời ông bà tổ tiên còn sống trong hang động của chúng ta khi luôn phải cảnh giác với thú rừng vào ban đêm giống như ý kiến của một số người ủng hộ việc ngủ nhiều giai đoạn.

Tại sao chúng ta lại ngủ

Trái ngược với suy nghĩ “ngủ - đơn giản là vì cần nghỉ ngơi”, một lập luận hàng đầu về lý do tại sao chúng ta lại ngủ cho rằng giấc ngủ tạo điều kiện cho bộ não xử lý thông tin thu thập được trong ngày và ghi chúng vào sâu trong trí nhớ. Rõ ràng là kỹ năng nhận thức của con người bị hạn chế khi chúng ta thiếu ngủ.

Giấc ngủ của con người trải qua những chu kì lặp đi lặp lại, mỗi chu kì kéo dài 90 phút, phần non-REM chiếm khoảng 65 phút, phần REM chiếm 20 phút và 5 phút còn lại là giai đoạn quá độ non-REM (REM là phần mà bộ não của chúng ta hoạt động tích cực gần giống như khi ta đang thức; còn non-REM là giai đoạn ngủ sâu). Hầu hết con người đều trải qua 4 hoặc 5 chu trình như thế mỗi đêm. Phần REMđược coi là giai đoạn nghỉ ngơi được nhiều nhất. Các nghiên cứu cũng cho thấy chính sự phá vỡ giai đoạn REM gây ra tình trạng thiếu ngủ tồi tệ chứ không phải do phá vỡ các chu kì.

Lý thuyết trọng tậm tán thành việc ngủ theo nhiều giai đoạn cho rằng, bằng cách “nằm gai nếm mật” qua suốt hai tuần thiếu ngủ liên tục, chúng ta có thể tiến ngay vào giai đoạn chỉ cần chợp mắt thôi cũng vào giai đoạn REM ngay lập tức. Chúng ta sẽ loại bỏ được những phần không cần thiết của giấc ngủ.

Ngủ ít còn hơn không

Trong một số trường hợp ngủ nhiều lần lại có ích. Claudio Stampi - chuyên gia về giấc ngủ tại Boston, nhà nghiên cứu hàng đầu về giấc ngủ nhiều giai đoạn - tập trung nghiên cứu chủ yếu vào phương thức khiến những người chơi môn du thuyền, người lính và những người luôn cần duy trì trạng thái tỉnh táo lại là những người giỏi nhất trong việc đánh lừa giấc ngủ.

Stampi đã phát hiện ra ngủ 6 lần trong khoảng thời gian ngắn lại tốt hơn ngủ vài giờ trong vòng vài ngày. Ông không bàn luận hay ủng hộ quan điểm cho rằng những người khỏe mạnh sống một cuộc sống bình thường nên áp dụng hình thức ngủ nhiều giai đoạn để có nhiều thời gian tỉnh táo hơn. Tuy nhiên hình thức này cũng cung cấp cho nghiên cứu của Stampi một cơ sở cho việc thử ngủ ít hơn.

Blog về giấc ngủ

Blog về giấc ngủ cung cấp rất nhiều công thức ngủ nhiều giai đoạn khác nhau với một quy định nghiêm ngặt chỉ 20 phút cho một lần chợp mắt. Thật khó có thể tán thành với những lời quả quyết của blogger, nhưng cứ cho rằng họ chẳng có lý do gì để nói dối. Và họ cũng không bị ảo giác do thiếu ngủ. Nhưng cũng có nhiều blogger đã tiết lộ ngủ như thế chưa hẳn đã là hay ở một số điểm.

Ví dụ như, bạn sẽ làm gì nếu có nhiều thời gian thức? Các blogger tìm cách thức nhờ tập thể dục hoặc giao lưu. Không ai nghĩ sẽ đọc thêm sách, giải những câu đố phức tạp hoặc học thêm một ngôn ngữ. Đơn giản vì họ không thể vì công việc này là quá nặng nhọc đối với một cái đầu thiếu ngủ.

Hầu hết các blogger trở lại với giấc ngủ bình thường sau 6 tháng hoặc sau khi đã chán ngán hết cả mặc dù họ vẫn tin mình vừa hoàn thành một nhiệm vụ. Vui như thế là đủ rồi. Thời gian dư dật cũng chẳng để làm gì. Họ cũng đưa ra một danh sách dài những người ngủ nhiều giai đoạn, nhưng dường như những người đó chỉ thuộc kiểu ngủ hai giai đoạn mà thôi.

Bên cạnh sự thích thú khi trải nghiệm cảm giác “sống lâu hơn” bằng cách dành ra nhiều thời gian thức, ngủ nhiều giai đoạn có thể đem lại kết quả trái ngược với mong muốn. Tổ chức Y tế thế giới - WHO đã xếp những công việc làm ca đêm trong hàng ngũ những yếu tố có khả năng gây ung thư cho con người. Làm trật nhịp giấc ngủ không chỉ gây ung thư, mà còn gây bệnh tim, béo phì và những bệnh khác.

Ngủ nhiều giai đoạn đúng là một ý tưởng hấp dẫn nhưng tốt nhất hãy để nó chìm vào lãng quên.

Trà Mi (Theo LiveScience)
  • 1.105