Một nghiên cứu mới vừa cho biết rằng các thông tin về ăn uống được lưu giữ trong tóc có thể giúp chẩn đoán chứng rối loạn về ăn uống.
Phụ nữ khi mắc chứng rối loạn ăn uống thường không thể nhận ra căn bệnh này của mình hoặc cố gắng che dấu nó. Điều này đã làm cho việc chuẩn đoán và điều trị trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Rapid Communications in Mass Spectrometry đã chứng minh được rằng việc phân tích carbon và nitơ có trong các thớ tóc có thể biết được liệu một người có thật sự bị chứng rối loạn ăn uống hay không.
|
(Ảnh: goldentouchacademy) |
Tóc dài ra bằng cách thêm các protein mới vào thành phần chính của sợi tóc và phát triển ngày càng dài ra từ gốc tóc. Cấu trúc của các protein mới này sẽ chịu ảnh hưởng bởi tình trạng dinh dưỡng hiện tại của người chủ sợi tóc. Tình trạng dinh dưỡng này lại bị ảnh hưởng bởi các kiểu ăn uống mà dĩ nhiên bao gồm cả chứng rối loạn ăn uống. Bởi vì tóc phát triển liên tục, do đó mỗi sợi tóc có thể trở thành một nhật ký hóa học, ghi nhận lại tình trạng dinh dưỡng của mỗi người từ ngày này qua ngày khác.
Nghiên cứu vừa được công bố trong tuần này và được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học liên ngành của trường đại học Brigham Young ở Provo, Utal (Mỹ). Nghiên cứu đã khởi đầu việc phân tích cấu trúc của phân tử cacbon và nitơ trong các sợi tóc.
Nhà khoa học hàng đầu Kent Hatch, Khoa Sinh Học Hợp Nhất, trường đại học Brigham Young phát biểu: “
Việc phân tích này cần phải được kiểm tra thêm trước khi được đưa vào sử dụng để khám bệnh hàng ngày nhưng chúng tôi tin rằng công trình nghiên cứu hiện tại đã chứng minh được phương pháp này thật sự rất chắc chắn và hiệu quả.”
Ông nói thêm rằng:
“Đối với một số phương pháp khách quan khác như là phương pháp dựa trên cân nặng thấp so với lứa tuổi và chiều cao để chuẩn đoán chứng rối loạn ăn uống thì cho đến bây giờ các bác sĩ và các nhà khoa học vẫn chủ yếu dựa trên các thông tin khai báo từ bệnh nhân và các các cuộc trò chuyện “chất lượng” với họ. Tuy nhiên, Thông tin có được từ cách này thường mang tính chủ quan cao và đòi hỏi phải bệnh nhân phải chân thật. Vì vậy, việc phân tích tóc có khả năng sẽ mang lại một phương pháp sinh lý học mang tính khách quan trong việc chẩn đoán chứng rối loạn ăn uống.”