Điều kỳ lạ bên trong viên gạch trị giá 1,3 tỷ/viên chỉ dùng để lát sàn

  •   4,34
  • 3.841

Đắt hơn bất kỳ bảo vật nào trên thế giới, đó không phải là kim cương hay đá quý, đó là một viên gạch lát tường.

Mấy năm gần đây, "gạch vàng" này đã nhiều lần xuất hiện trong các cuộc đấu giá. Một cặp "gạch vàng" được sản xuất trong Ngự Diêu (Tạm dịch: Lò gạch của vua) thuộc triều nhà Minh, thời vua Vĩnh Lạc đã được bán với giá hơn 800.000 tệ (khoảng 2,8 tỷ VNĐ).

Người ta ngạc nhiên rằng tại sao một viên gạch nung lại có giá đến cả tỷ đồng?

Tử Cấm Thành đã từng là nơi ở của 24 vị hoàng đế (gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh) cùng hậu cung. Tử Cấm Thành ẩn chứa nhiều điều kì bí và được mệnh danh là một trong những đại kiệt tác kiến trúc Trung Hoa. Được xây dựng từ năm 1406 - 1420, Tử Cấm Thành sử dụng hàng loạt các vật liệu quý giá như đá quý Phòng Sơn, ngói men ngọc An Huy, gỗ quý Phương Nam...

Với diện tích khoảng 720.000 mét vuông, được xây dựng bằng công sức của hơn 100.000 nghệ nhân và 1 triệu công nhân, Tử Cấm Thành đã trải qua rất nhiều biến động trong suốt thời gian tồn tại của nó.

Ước tính rằng đã có hơn 100 triệu lát gạch vàng được dùng trong Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, được chú ý hơn cả, đó chính là một loại gạch nung Lục Mộ, Tô Châu có giá còn đắt hơn cả vàng, người ta gọi là kim chuyên.

Đất Tô Châu làm gạch được đánh giá có chất lượng tốt, cứng và rất chắc. Một số người nhận xét, gạch khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh như gõ vào vàng hoặc đá quý, gạch đặc ruột, không có lỗ.

Quy trình sản xuất gạch trải qua đầy đủ 7 công đoạn xử lý đất như: Đào đất, vận chuyển, phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài, rây.

Sau đó người thợ phơi đất 1 năm tạo thành cục đất sét đặc ruột sau khi khử hết bọt khí. Tiếp tục cho đất sét vào khuôn và tiến hành phơi thêm khoảng 7 tháng trước khi nung.

Sau khi phơi, người thợ phải đắp lò, gạch phải được nung bằng rơm, trấu để loại bỏ khí ẩm trong đất.

Nung gạch trong khoảng thời gian 40 ngày, rồi mang ngâm gạch đã nung vào dầu ép từ hạt quả trẩu trơn. Cách làm này sẽ giúp gạch có bề mặt trơn nhẵn và sáng bóng.

Nhìn vào công đoạn chế tạo cầu kỳ như thế này mới thấy tại sao kim chuyên lát Tử Cấm Thành lại có mức giá "cắt cổ" đến như vậy.

Mặt cạnh của viên gạch có giá 1,3 tỷ đồng chỉ dùng để lát sàn
Mặt cạnh của viên gạch có giá 1,3 tỷ đồng chỉ dùng để lát sàn.

"Gạch vàng" được đánh giá rất dày, có khả năng hút nước mạnh. Không chỉ vậy, gạch còn có khả năng làm mát, mùa hè nếu đặt hoa quả lên trên tấm gạch sẽ giúp giảm nhiệt, ăn vừa ngon vừa mát.

"Gạch vàng" được đánh giá rất dày

Sau này, không ít văn nhân, đã dùng "gạch vàng" này để trang trí nhà cửa, dùng làm chỗ luyện thư pháp hoặc chế thành chỗ đánh cờ, uống trà.

Hiện nay, bí kíp luyện "gạch vàng" đã bị thất truyền nên chẳng một ai có thể tạo ra được loại vật liệu quý hiếm này nữa.

Viên gạch vàng được trưng bày trong bảo tàng Cố cung, Bắc Kinh, Trung Quốc
Viên gạch vàng được trưng bày trong bảo tàng Cố cung, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Gạch vàng dùng để lát điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa

Có rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện nhưng họ đều thất bại. Bởi vậy, giá "gạch vàng" ngày càng cao và được xem là một trong những vật liệu quý hiếm cần được gìn giữ và lưu truyền.

Được biết, gạch vàng dùng để lát điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa. Trên bề mặt của những viên gạch này còn được khắc dấu của phủ Tô Châu và ghi niên hiệu của thời vua Vĩnh Lạc, vua Chính Đức, vua Càn Long.

Cập nhật: 06/08/2020 Theo Người Đưa Tin
  • 4,34
  • 3.841