Định kích cỡ của ''hành tinh'' thứ 10

  •  
  • 967

Các chuyên gia thuộc ĐH Bonn (Đức) đã khẳng định UB313 - thiên thể có thể là hành tinh thứ 10 trong Thái dương hệ - lớn hơn Diêm vương tinh. Tuy nhiên, phát hiện này chắc sẽ không làm dịu đi sự tranh cãi về tiêu chuẩn của một hành tinh. 

Mô phỏng UB313 (cận cảnh) và Mặt trời ở xa.

Vào năm 2005 khi phát hiện ra UB313, các nhà thiên văn thuộc Viện công nghệ California chỉ ước tính kích cỡ của nó dựa trên độ sáng.

Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu do Frank Bertoldi đứng đầu đã đưa ra tính toán đầu tiên về đường kính của UB313.

Bằng cách đo nhiệt mà hành tinh này bức xạ, các nhà khoa học Đức đã ước tính UB313 có đường kính 3.000km.

Với con số này, đường kính của UB313 lớn hơn Diêm vương tinh 700km, hành tinh thứ 9 trong Thái dương hệ.

Một số nhà thiên văn đã tranh cãi cái gì là một hành tinh và liệu có nên tiếp tục gọi Diêm vương tinh là một hành tinh hay không. Cái khó là không có định nghĩa chính thức. Một số thì cho rằng sẽ là quá rộng rãi khi đặt ra giới hạn về kích cỡ.

Liên minh thiên văn quốc tế sẽ quyết định liệu UB313 có phải là một hành tinh hay không. Nếu được coi là một hành tinh, nó sẽ là hành tinh xa nhất và là hành tinh thứ 10 trong Thái dương hệ.

Mặc dù đã biết về kích cỡ của UB313 nhưng cấu tạo của thiên thể này cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định nó có phải là hành tinh hay không. Chưa có một hành tinh mới nào được công nhân kể từ khi phát hiện ra Diêm vương tinh vào năm 1930.

Được biết UB313 còn có một mặt trăng tên là Gabrielle.

Khoảng cách gần Mặt trời nhất của UB313 là 5,6 tỷ km và xa nhất là 14,5 tỷ km.

Trái đất quay quanh Mặt trời ở khoảng cách 150 triệu km. UB313 mất 560 năm Trái đất mới hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt trời, so với 250 năm của Diêm vương tinh.

Theo VietNamNet/Sci-Tech, Reuters, AP
  • 967