Độc đáo ngôi làng trên cao, nơi người dân tự tay đào 1,2km đường hầm xuyên núi để xuống dưới xuôi

  •   32
  • 6.199

Đường hầm Guoliang nối ngôi làng Guoliang trên đỉnh vách đá ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Điều thú vị là đường hầm này được đào hoàn toàn bằng tay và các công cụ cơ bản như đục và búa.

Trong nhiều thế kỷ, người dân Guoliang, một ngôi làng nhỏ của Trung Quốc nằm trên đỉnh một vách đá ở dãy núi Taihang hầu như bị tách biệt với thế giới bên ngoài.

Đường hầm xuyên núi.
Đường hầm xuyên núi.

Con đường duy nhất vào và ra khỏi ngôi làng là "Sky Ladder" hay 720 bậc thang được chạm khắc vào núi từ thời nhà Tống (960-1279). Con đường đi lại khó khăn khiến mọi thứ ra vào làng trở nên vô cùng khó khăn. Bởi vậy nhiều người trong khoảng 300 cư dân trước đây của ngôi làng đã cân nhắc tới việc chuyển đi nơi khác để tìm kiếm một cuộc sống dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào năm 1972 khi hội đồng làng quyết định đục một đường hầm xuyên núi để kết nối Guoliang với thế giới bên ngoài.

Song Baoqun, một người dân làng 72 tuổi chia sẻ với hãng thông tấn Tân Hoa Xã: "Chúng tôi đã từng phải trải qua một cuộc sống khó khăn. Hàng hóa từ thế giới bên ngoài không thể di chuyển tới làng và các sản phẩm nông nghiệp tươi của chúng tôi không thể vận chuyển đến những nơi khác. Chúng tôi phải giới hạn trọng lượng của những con lợn ở mức 50-60kg nếu không rất khó để khiêng chúng xuống dưới xuôi".

Vị trí và địa hình hiểm trở nên ngôi làng Guoliang gặp nhiều khó khăn về kinh tế. 
Vị trí và địa hình hiểm trở nên ngôi làng Guoliang gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Vì vị trí và địa hình hiểm trở nên ngôi làng Guoliang gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Nhưng đó chưa phải là tất cả khi thách thức lớn nhất là đưa người bệnh kịp thời tới bệnh viện để chữa trị. Nếu ai đó bị ốm, sẽ phải cần tới 8 người mới có thể khiêng cáng đưa người bệnh xuống núi thông qua con đường cũ. Sau khi xuống núi, họ sẽ lại mất thêm tới 4 tiếng để tới được bệnh viện gần nhất.

Chính vì vậy sứ mệnh phải xây dựng một con đường mới, phá thế độc đạo trước đây là vô cùng quan trọng. Mặc dù không có bất kỳ kinh nghiệm hay kiến thức xây dựng nào nhưng 13 người dân làng khỏe mạnh ở Guoliang đã xung phong đào đường hầm xuyên núi.

Họ chỉ sử dụng các công cụ thô sơ như búa, đục, thậm chí sử dụng dây thừng để treo mình trên sườn núi để phục vụ cho quá trình tạo đường hầm. Đã từng có thời điểm khó khăn nhất và phải 3 ngày mới đào được 1 mét. Nhưng điều quan trọng là không một ai bỏ cuộc.

Khi đường hầm bắt đầu thành hình, ngày càng nhiều dân làng chung sức tham gia. Trong vòng 5 năm sau đó, đường hầm nối ngôi làng Guoliang với thế giới bên ngoài dài 1.250m, tương đương hơn 1,2km đã hoàn thành.

Lần đầu tiên, người ta có thể tiếp cận ngôi làng Guoliang hẻo lánh bằng ô tô và các phương tiện khác.

Đường hầm được đào thủ công

Guoliang đã từ một ngôi làng nhỏ không ai biết đến trở thành một địa điểm du lịch nhộn nhịp
Guoliang đã từ một ngôi làng nhỏ không ai biết đến trở thành một địa điểm du lịch nhộn nhịp

Shen Heshan, một người dân ngôi làng chia sẻ: "Trong quá khứ, dân làng chúng tôi rất ghen tị với những người sống ở miền xuôi. Bây giờ không ai muốn rời khỏi ngôi làng trên đỉnh vách đá này nữa. Chúng tôi cảm thấy hài lòng về ngôi nhà của mình".

Ngay sau khi đường hầm đào thủ công bằng tay hoàn thành, Guoliang đã từ một ngôi làng nhỏ không ai biết đến trở thành một địa điểm du lịch nhộn nhịp. Nằm ở độ cao 1.700 mét so với mực nước biển, du khách tới đây có thể thưởng ngoạn những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Đường hầm Guoliang được coi là một trong những con đường nguy hiểm nhất hành tinh.

Khách du lịch chụp ảnh trên đường Guoliang
Đường hầm Guoliang được coi là một trong những con đường nguy hiểm nhất hành tinh.

Sau khi mở đường hầm, làng Guoliang đã được các nhà sản xuất và đạo diễn phim truyền hình ưu ái, "chọn mặt gửi vàng" nhờ phong cảnh độc đáo và ngôi làng cổ kính nên còn được mệnh danh là "Làng điện ảnh và truyền hình số 1 của Trung Quốc".

Có rất nhiều Airbnb, nhà trọ và nhà hàng xung quanh làng, cũng như một số quầy hàng thực phẩm nhỏ. Những ngôi nhà ở đây đều mới tinh, và cũng có một số tòa nhà mới đang được xây dựng, cảm giác hiện đại hơn.

Theo Tân Hoa Xã, doanh thu bán vé tham quan ngôi làng Guoliang đã lên tới 17 triệu USD vào năm 2018. Những người dân địa phương trước đây còn sống trong nghèo khó nay đã trở thành những người giàu có, thậm chí trở thành các doanh nhân, nhà đầu tư lớn chuyên xây dựng các khách sạn và chỗ nghỉ chân cho khách du lịch.

Theo tiết lộ của vị trưởng ngôi làng Guoliang, doanh thu bán vé tham quan nơi đây đã lên tới 17 triệu USD vào năm 2018.

Đài quan sát làng Guoliang
Đài quan sát làng Guoliang.

Từ những người nông dân chân lấm tay bùn, sống trong hoàn cảnh nghèo khó nay đã trở thành những người có của ăn của để. Thậm chí, họ còn trở thành những doanh nhân, ông chủ lớn của các doanh nghiệp, chủ của các khách sạn, khu du lịch của tỉnh Hà Nam.

"Cuộc sống giờ đây của tôi thật tuyệt vời. Lượng du khách hàng năm tới tham quan và du lịch thường xuyên tăng lên chóng mặt. Nơi đây có thể nói là địa điểm giúp 'chữa lành' tâm hồn tốt nhất, từ đó là liều thuốc tinh thần giúp giải tỏa khỏi những stress, áp lực mà guồng quay cuộc sống, công việc thường ngày mang đến", trưởng làng Guoliang bộc bạch.

Đường hầm Guoliang được coi là một trong những con đường nguy hiểm nhất dành cho tài xế trên thế giới, chủ yếu là vì nó hẹp và ngoằn ngoèo. Tuy nhiên thực tế, việc lái xe qua rìa núi không quá nguy hiểm nếu các tài xế chịu khó tập trung.

Đường hầm ở ngôi làng Guoliang khiến người ta gợi nhớ đến một công trình hoành tráng khác. Theo đó một người đàn ông Trung Quốc đã dành 36 năm đào một kênh dẫn nước dài 10km xuyên qua ba ngọn núi để dẫn nước về ngôi làng của ông.

Cập nhật: 21/08/2023 Theo PLBĐ/PNVN
  • 32
  • 6.199