Kính áp tròng chuyên dụng ngăn quá trình cận thị ở trẻ em

  •  
  • 3.005

Hiện nay bệnh cận thị đang ảnh hưởng đến 40% trẻ em ở Mỹ và gần 90% trẻ em ở một vài nước châu Á. Bệnh này thường bắt đầu khi trẻ còn nhỏ và nặng lên theo năm tháng. Một cặp kính cận đủ tiêu chuẩn có thể giúp trẻ khắc phục được tật khúc xạ, nhưng không chữa được bệnh này cũng như không giúp làm chậm quá trình cận khi trẻ lớn lên.

Đây là biểu đồ bệnh cận thị ở mắt người.
Đây là biểu đồ bệnh cận thị ở mắt người. Ảnh: National Eye Institute (Viện mắt Trung ương Mỹ)

Một nghiên cứu mới đây của nhà khoa học y sinh David Troilo và đồng nghiệp tại trường đại học New York có thể đóng góp phần nào cho công cuộc chữa trị bệnh cận thị bằng cách sử dụng một cặp kính áp tròng chuyên dụng, giúp mắt thay đổi theo hướng vừa có thể giúp bệnh nhân nhìn tốt, vừa hạn chế được tốc độ tăng nặng của bệnh.

Tật cận thị sẽ nặng hơn khi mắt dài hơn, khiến nó khó có thể tập trung được ánh sáng vào võng mạc từ vật thể có khoảng cách xa. Kính hay kính áp tròng thông thường chỉ chỉnh tiêu điểm trên trục thị giác bằng cách tạo ra hiện tượng viễn thị trong phạm vi võng mạc. Chính việc này đã khiến hiện tượng cận thị trở nên trầm trọng hơn khi trẻ lớn, bởi khi đó mắt trẻ cũng lớn hơn, võng mạc bị đẩy đến nơi ánh sáng tập trung, vô tình đã làm cho mắt trẻ dài hơn.

Troilo đã chỉ ra rằng một cặp kính áp tròng đặc biệt, thay vì tập trung ánh sáng vào vùng võng mạc, sẽ khiến đôi mắt biến đổi theo cách mình mong muốn theo thời gian. Kính mới đã giảm được quá trình dài ra của đôi mắt, quá trình khiến bệnh cận thị nặng hơn.

Tham khảo: Science Daily

Theo Báo Đất Việt, Sciencedaily
  • 3.005