Dòng sông băng đầu tiên trên thế giới chính thức "chết" trong thời đại biến đổi khí hậu

  •  
  • 1.154

Và điều quan trọng là đây sẽ không phải sông băng duy nhất chết đi, nếu con người không làm điều gì đó.

Những người đam mê bộ môn leo núi tại Bắc Âu, trong một khoảng thời gian dài đã coi vùng núi lửa Ok của Iceland là một địa điểm tuyệt vời, bởi vì ở đó có Okjökull.

Okjökull - cái tên được đặt theo núi Ok - không phải là một người, mà là một dòng sông băng (glacier - hay băng hà).

Okjökull đã chính thức biến mất, trở thành dòng sông băng đầu tiên "chết" trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu.
Okjökull đã chính thức biến mất, trở thành dòng sông băng đầu tiên "chết" trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu

Chỉ có điều hiện tại, những gì còn sót lại của Okjökull chỉ còn là một đài tưởng niệm. Bởi lẽ đến năm 2014, Okjökull đã chính thức biến mất, trở thành dòng sông băng đầu tiên "chết" trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu.

Mới đây trên trang Twitter của NASA đã đăng tải tấm hình chụp từ vệ tinh Landsat của Hoa Kỳ, cho thấy sự thay đổi kinh khủng của Okjökull trong 3 thập niên gần nhất (từ 1986 - 2019). Đoan tweet đưa ra cho biết rằng Okjökull chính là dòng sông băng đầu tiên tại Iceland mất đi danh hiệu của mình.

Bia tưởng niệm dành cho Okjökull
Bia tưởng niệm dành cho Okjökull

Nhưng điều quan trọng hơn là cũng trong đoạn tweet trên, NASA cảnh báo rằng trong vòng 200 năm kế tiếp có thể toàn bộ sông băng trên thế giới cũng nối gót Okjökull. Dấu tích của dòng sông này chính là một minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang thực sự diễn ra, và loài người cần phải chung tay làm một điều gì đó.

"Đây sẽ là tượng đài đầu tiên cho một dòng sông băng đã chết vì biến đổi khí hậu trên thế giới" - Cymene How, nhà sản xuất một bộ phim tài liệu về núi Ok vào năm 2018 phát biểu. Ông cũng chính là người đã dựng lên đài tưởng niệm cho Okjökull.

"Bằng cách ghi dấu sự tồn tại của Ok, chúng tôi hy vọng rằng sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người trên thế giới".

Theo ước tính, Okjökull từng chiếm diện tích khoảng 16km2 vào thời điểm năm 1890. Nhưng chỉ hơn 50 năm sau, nó chỉ còn 7km2 mà thôi - một mức độ tan chảy đáng giật mình.

Sông băng
NASA cảnh báo rằng trong vòng 200 năm kế tiếp có thể toàn bộ sông băng trên thế giới cũng nối gót Okjökull.

Trong khoảng nửa sau thế kỷ 20, tốc độ tan chảy của Okjökull tiếp tục tăng mạnh, chỉ còn 3,4km2 vào đầu năm 2000. Đến năm 2012, con số xuống còn 0,7, và đến năm 2014, con sông chính thức "chết", hoàn toàn biến mất.

Được biết, Iceland có khoảng 400 dòng sông băng, nhưng có lẽ tất cả sẽ biến mất vào năm 2200 với tốc độ khí hậu toàn cầu nóng lên này. Đây chính là những nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên toàn thế giới, đồng thời cung cấp rất nhiều thông tin cho khoa học về lịch sử khí hậu và địa lý.

Nhưng điều đáng nói là việc băng hà biến mất không chỉ tồn tại ở Iceland, mà là một hiện tượng toàn cầu. Như hồi cuối tháng 6 vừa qua, Greenland đã mất hơn 1 tỉ tấn băng mỗi ngày - một tốc độ sẽ khiến toàn bộ thềm băng của vùng đất này hoàn toàn biến mất vào năm 3000.

Tại Nam Cực, tốc độ băng tan hiện cũng cao gấp 6 lần so với năm 1979 - hệ quả từ nhiệt độ nóng kỷ lục mùa hè này.

Cập nhật: 16/08/2019 Theo helino
  • 1.154