Đốt bồ kết có tác dụng gì?

  •  
  • 4.516

Theo y học cổ truyền, xông nhà bằng bồ kết là một trong những cách thông mũi khi tắc, làm sạch không khí, giúp kháng khuẩn, chống suy giảm hô hấp, khó thở. Cách này được lưu truyền và áp dụng phổ biến trong dân gian từ thời xa xưa.

Vậy cách đốt bồ kết xông nhà để khử trùng thế nào là đúng? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích của việc xông bồ kết

Đông y có ghi lại rằng trong quả bồ kết có nhiều chất, hợp chất tốt, có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng, gây hắt hơi, có thể dùng chữa trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, đờm suyễn,...

Theo các nhà nghiên cứu, biện pháp đốt bồ kết xông khói trong nhà, để khói âm ỉ, liên tục sẽ giúp Saponin và các hợp chất khác thăng hoa, hòa quyện trong khói. Sau đó, lượng khói này được con người hít, từ đó lan tỏa vào đường hô hấp, bám lại trong niêm mạc, phát huy khả năng chống mầm bệnh.

Mùi thơm tự nhiên của bồ kết sau khi được xông sẽ làm mũi thông thoáng, dễ thở hơn.
Mùi thơm tự nhiên của bồ kết sau khi được xông sẽ làm mũi thông thoáng, dễ thở hơn.

Saponin chính là một Glycosyd tự nhiên gặp nhiều trong các loài thực vật. Chúng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tăng cường hệ miễn dịch. Ví dụ, nhân sâm chính là một dược liệu quý hiếm giàu Saponin.

Mùi thơm tự nhiên của bồ kết sau khi được xông sẽ làm mũi thông thoáng, dễ thở hơn. Nhóm hợp chất Flavonozit trong quả bồ kết sẽ tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ thành mao mạch, duy trì sự bền vững của mao mạch, hạn chế xuất huyết.

Không những vậy, mùi hương này cũng giúp chủ nhà xua đuổi ruồi, muỗi, gián, kiến hoặc các loại côn trùng bay khác ra khỏi nhà.

Nói tóm lại, đốt bồ kết trong nhà để xông mũi khi bị ngạt mũi, mắc bệnh cúm hoặc để làm sạch không khí, khử trùng là phương pháp dân gian có tác dụng cho sức khỏe, được lưu truyền và áp dụng từ nhiều đời nay.

Xông bồ kết được ứng dụng để diệt khuẩn trong mùa dịch Covid-19 như thế nào?

Hiện nay, nhiều người đang truyền tai nhau phương pháp xông bồ kết có thể diệt trừ được virus Corona. Tuy nhiên, các giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn, các nhà nghiên cứu khoa học hay các bác sĩ Đông y đều kết luận rằng phương pháp này chưa hề có chứng minh khoa học nào về khả năng diệt trừ virus Covid-19.

Theo y học cổ truyền, các nguyên liệu có tính chất diệt khuẩn, làm sạch không khí, khử trùng như bồ kết, vỏ bưởi, dầu tràm hay sả đều chỉ là một vị thuốc dân gian, không có tác dụng phòng chống các loại virus có tính chất nguy hiểm, các chủng đặc biệt có kết cấu phức tạp như Corona. Những loại virus này cần phải có vắc xin đặc trị được điều chế dựa vào việc phân tách, nghiên cứu chủng virus.

Xông bồ kết là một phương pháp tốt trong việc làm sạch không khí, khử trùng...
Xông bồ kết là một phương pháp tốt trong việc làm sạch không khí, khử trùng...

Việc phòng chống, ngăn ngừa sự lây lan của virus Corona cần phải tuân theo các quy trình đầy đủ mà Bộ Y tế đã khuyến cáo. Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra, việc tăng cường sức đề kháng cho gia đình và bản thân là rất quan trọng. Xông bồ kết tuy không có khả năng tiêu diệt loại virus này nhưng vẫn là một phương pháp tốt trong việc làm sạch không khí, khử trùng để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho con người.

Đốt bồ kết xông nhà là một biện pháp tốt giúp cải thiện môi trường sống, nhưng chúng ta cần phải hiểu đúng công dụng của việc đốt bồ kết để tránh sử dụng sai cách, chủ quan trong việc phòng ngừa dịch bệnh.

Hiện nay, một số trường học cũng đang áp dụng phương pháp đốt bồ kết xông các phòng học; kết hợp với việc khử khuẩn bằng dung dịch chuyên dụng toàn trường, trên xe bus đưa đón, nhà ăn; bổ sung thêm dung dịch sát khuẩn tại nhiều khu vực; tăng cường tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh hiểu và làm theo các khuyến nghị của Bộ Y tế để đảm bảo môi trường học tập an toàn hơn cho các con.

Những trường hợp không nên đốt bồ kết

Phương pháp đốt bồ kết này không phải đều tốt với tất cả mọi người, vẫn có một số trường hợp cần lưu ý không xông bồ kết tại nhà.

Theo Đông y, những người có dấu hiệu ho ra máu, nôn ra máu, những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng, tỳ vị yếu thì không nên dùng bồ kết.

Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra rằng, trong bồ kết có chất tẩy rửa, có tính acid nhẹ sẽ dễ tác động gây hưng phấn cổ tử cung dẫn đến sinh non, sảy thai và còn ảnh hưởng tới thai nhi (dễ bị dị tật). Vì vậy, phụ nữ đang mang thai cũng không được dùng hay ngửi mùi bồ kết.

Những người có tiền sử mắc chứng hen suyễn, người yếu, người dị ứng với tinh dầu bồ kết, hoặc đang đói cũng không được xông.

Việc xông bồ kết cũng cần chú ý đến liều lượng tối đa, tránh việc lạm dụng quá nhiều, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ mỗi lần xông.

Đối với người lớn, người khỏe mạnh thì 3 - 4 quả còn với trẻ nhỏ thì chỉ nên sử dụng từ 1 - 2 quả một lần, một ngày cũng không nên đốt quá nhiều lần. Đối với trẻ sơ sinh, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách đốt bồ kết xông nhà khử trùng

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị từ 3 đến 5 quả bồ kết khô, tùy theo đối tượng người lớn hay trẻ nhỏ, diện tích phòng để cân đối lượng bồ kết sử dụng.

Sau đó, bạn đặt bồ kết vào chậu nhỏ hoặc đặt lên một chậu than rồi đốt cho khói xông lên.

Lưu ý:

  • Cần chú ý khi sử dụng than hay giấy để đốt bồ kết, trong quá trình đốt không nên lơ là để phòng tránh những trường hợp bất ngờ.
  • Chậu đốt phải để ở góc phòng hoặc một vị trí an toàn, cách xa tầm tay trẻ em để đề phòng bị bỏng.
  • Chỉ đốt với số lượng bồ kết vừa phải, không nên sử dụng quá nhiều bồ kết trong một lần đốt, dễ bị ngạt khói.
  • Chỉ đốt khi có người lớn ở nhà, không được cho trẻ em tự ý làm khi ở nhà một mình.
  • Khi đốt xong hãy nhớ kiểm tra kỹ lại nguồn lửa, dập ngay nếu chúng vẫn còn đang cháy.

Hướng dẫn cách xông mũi, họng tại nhà

Chứng bệnh hiếm khiến bé gái ở Slovakia có làn da dày như mai rùa

Phát hiện dự báo tương lai: Trái đất... rơi sang thiên hà khác?

Cập nhật: 18/02/2022 Theo META
  • 4.516