Dữ liệu mới về tỷ lệ chữa thành công ung thư

  •  
  • 1.529

Dữ liệu và phân tích mới từ nghiên cứu về tỷ lệ sống sót khi bị ung thư tại châu Âu cho thấy số lượng người được chữa khỏi hoàn toàn – chứ không phải chỉ sống sót ít nhất 5 năm sau khi chữa trị - đang dần tăng lên.

Số đặc biệt trên tạp chí European Journal of Cancer đăng tải bản báo cáo từ Nhóm nghiên cứu EUROCARE-4, lần đầu tiên bao gồm đánh giá về tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi ung thư tại châu Âu. Nghiên cứu chia số bệnh nhân thành 2 nhóm - những người có khả năng được chữa khỏi hoặc có khả năng chết vì một biến cố khác, và những người chết vì ung thư.

Nghiên cứu so sánh 2 giai đoạn - 1988-1990 và 1997-1999 – và phát hiện rằng tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi ung thư phổi, dạ dày và ruột cùng đã tăng lần lượt từ 6% đến 8%, từ 15% đến 18%, và từ 42% đến 49%.

Tiến sĩ Riccardo Capocacci thuộc Trung tâm dịch dễ học, kiểm soát và chăm sóc y tế Quốc gia (Rome, Ý), cho biết: “Tỷ lệ những người bệnh được chữa khỏi ung thư phổi, dạ dày và ruột cùng từ giai đoạn 1988-1990 và 1997-1999 đã tăng lên đáng kể. Tỷ lệ này không bị ảnh hưởng bởi “thời gian bắt đầu” (chuẩn đoán và chữa trị sớm), do đó xu hướng này cho thấy bước tiến trong việc kiểm soát ung thư”.

Tuy nhiên, cũng giống như các bài báo khác trên số đặc biệt của EJC, bản báo cáo về tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi ung thư cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia trên châu Ấu.

Đối với tất cả các loại ung thư, hầu hết đàn ông (47%) được chữa khỏi tại Iceland, và hầu hết phụ nữ (59%) được chữa khỏi tại Pháp và Phần Lan, trong khi Ba Lan có tỷ lệ đàn ông (21%) và phụ nữ (38%) được chữa khỏi thấp nhất.

Tiến sĩ Capocaccia cho biết: “Đối với tất cả các loại ung thư, số lượng bệnh nhân được chữa khỏi có sự khác biệt giữa các quốc gia, từ 21% đến 47% ở đàn ông, và 38% đến 59% ở phụ nữ. Tỷ lệ này, do đó, cho thấy sự khác biệt trong công tác kiểm soát ung thư ở các quốc gia, vì nó phản ánh quá trình chuẩn đoán và chữa trị, cũng như sự thành công trong việc ngăn chặn những ung thư nguy hiểm nhất”.

“Sự khác biệt về địa lý đối với tỷ lệ bệnh nhân được chuẩn đoán trong giai đoạn 1988-1999 và được chữa khỏi nằm trong khoảng từ 4% đến 10% đối với ung thư phổi, 9% đến 27% đối với ung thư dạ dày, và 25% đến 49% đối với ung thư ruột kết và trực tràng, và 55% đến 73% đối với ung thư vú”.

Ví dụ, Đan Mạch, Cộng hòa Sức và Ba Lan có tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi được chữa khỏi thấp nhất (ít hơn 5%), trong khi tỷ lệ này tại Pháp và Tây Ban Nha cao nhất (hơn 10%). Đối với ung thư ruột cùng, ít hơn 30% bệnh nhân được chữa khỏi tại Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovenia, nhưng 49% được chữa khỏi tại Pháp. Tại Phần Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Điển, khoảng 73% số bệnh nhân ung thư vú được chữa khỏi, trong khỉ tỷ lệ này ít hơn 60% tại Cộng hòa Séc, Ba Lan và Slovenia.

Đối với ung thư tuyến tiền liệt, tỷ lệ đàn ông được chữa khỏi có mối liên hệ đối với mức độ hoạt động xét nghiệm PSA nhiều hơn là đối với hiệu quả của việc chữa trị. France dẫn đầu với hơn 60% số bệnh nhân nam được chữa khỏi, trong khi con số này là 14% tại Đan Mạch. Sự khác biệt phần lớn là do những trường hợp được phát hiện sớm qua xét nghiệm PSA, do đó ung thư tuyến tiền liệt không gây tử vong và thậm chỉ có thể không đem lại triệu chứng nào đáng kể.

Tế bào ung thư (Ảnh : khcnnamdinh.vn)

Đối với ung thư vú, kết quả cho thấy sự cách biệt khoảng 10% giữa Ba Lan, Cộng Hòa Sức, Slovenia và các quốc gia Tây Âu. Tiến sĩ Capocaccia nhận định: “Một phần của sự khác biệt này là do sự ra đời của hệ thống chuẩn đoán ung thư vú từ những năm 1990 tại một số quốc gia châu Âu. Nếu điều này đúng, thì sự chuẩn đoán sơm chính là yếu tố đã cứu mạng sống của các phụ nữ bị ung thư vú”. Nghiên cứu EUROCARE bắt đầu từ năm 1990 và là nghiên cứu dịch tễ học lớn nhất về tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tại châu Âu. Bản báo cấu gần đây nhất, EUROCARE-4, bao gồm dữ liệu từ 23 quốc gia châu Âu, bao phủ tổng dân số khoảng 151.400.000 người, tương đương với 35% tổng dân số ở những quốc gia này. Dữ liệu EUROCARE-4 bao gồm ghi chép của hơn 13.500.000 bệnh nhân ung thư được chuẩn đoán trong giai đoạn từ 1978-2002.

Ngoài những thống kê về tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi, dữ liệu trên EJC bao gồm so sánh tỷ lệ sống sót giữa những người già và những người trung nhiên, giữa đàn ông và phụ nữ và tỷ lệ sống sót ở trẻ em.

Tỷ lệ sống sót của người già (70-99 tuổi) thấp hơn bệnh nhân trung niên (55-69 tuổi). Tiến sĩ Capocaccia cho biết: “Điều này là do giai đoạn bệnh khi chuẩn đoán, những tình trạng nghiêm trọng khác, và thiếu sự chăm sóc đúng cách và cần thiết. Sự khác biệt này có thể thấy rõ ở phụ nữ. Trong giai đoạn từ 1995-2002, tỷ lệ sống sót ở những bệnh nhân từ 70-84 tuổi cải thiện ít hơn so với những bệnh nhân tuổi từ 55-69, càng đào sâu khác biệt về tỷ lệ sống sót giữa hai nhóm tuổi này. Sự khác biệt này tập trung chủ yếu vào năm đầu tiên sau khi chuẩn đoán: cho thấy những bệnh nhân già hơn thường được chuẩn đoán quá muộn”.

Phụ nữ có triển vọng sống lâu hơn đàn ông và khả năng sống sót các loại bệnh mãn tính cao hơn, ví dự như bệnh tim mạch và ung thư. Tỷ lệ sống sót của phụ nữ cao hơn đàn ông đối với 21 trong 26 loiaj ung thư mà tỷ lệ sống sót của cả hai giới tính được thống kê. Sự khác biệt đáng kể được phát hiện ở những ung thư phần đầu và cổ, xương, tuyến giáp và dạ dày, cũng như u ác tính ở da. Phụ nữ chỉ có tỷ lệ sống sót thấp hơn đối với ung thư bang quang, mật, và thanh quản. Đối với tất cả các loại ung thư, và sau khi điều chỉnh độ tuổi và sự khác biệt về chu trình ung thư theo giới tính, phụ nữ có lợi thế 2% trong khả năng sống sót 5 năm (52% và 50%). Lợi thế này ở phụ nữ ít hơn 64 tuổi là 4%.

Tiến sĩ Capcacci cho biết: “Điều này cho thấy hóc môn giới tính có thể đóng vai trò nhất định trong tỷ lệ sống sót cao hơn ở phụ nữ”.

Ở trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành trẻ, tỷ lệ sống sót 5 năm đối với tất cả các loại ung thư là 81% ở trẻ em (0-14 tuổi), và 87% ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ (15-24 tuổi). Từ giai đoạn 1995-199 đến 2000-2002, tỷ lệ tử vong sau 5 năm ở những bệnh nhân ít tuổi giảm 8% ở trẻ em, và 13% ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ. Sự khác biệt về tỷ lệ này trên quốc tế cũng thu hẹp lại. Khẳ năng sống sót cải thiện theo thời gian đối với tất cả các loại ung thư ở người trẻ tuổi. Sự cải thiện này rất rõ rệt đối với bạch cầu lympho cấp tính, và u hệ thống thần kinh trung tâm ở trẻ em, và lymphoma không Hodgkin ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.

Tiến sĩ Capcaccia nhận xét: “Tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân có tuổi đời dưới 25 năm được ghi chép không đầy đủ ở những quốc gia Đông Âu. Hồ sơ ghi chép đầy đủ nên là vấn đề cần được quan tâm ở những quốc gia này, như một phần của chính sách kiểm soát ung thư hiệu quả”.

Giáo sư Alexander M. M. Eggermont, chủ tích ECCO – Tổ chức ung thư châu Âu, hoan nghênh những dữ liệu mới nhất từ EUROCARE-4. “EUROCARE-4 cung cấp thông tin cần thiết về tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư trên toàn châu Âu. Không có những thông tin quý báu này, chúng ta không thể đánh giá được sự tiến bộ trong việc chuẩn đoán và chữa trị ung thư. Nó cũng cho chúng ta biết loại ung thư nào và khu vực nào tại châu Âu cần được quan tâm đầu tư và nghiên cứu”.

“Tín hiệu tốt là, đối với hầu hết các loại ung thư, tỷ lệ sống sót đã tăng từ những năm 1980s và 1990s. Vẫn có những khác biệt đáng kể giữa các quốc gia, nhưng hầu hết sự tiến bộ lớn nhất xuất hiện ở những quốc gia mà trước đó tỷ lệ chữa khỏi ung thư rất thấp”.


“Châu Âu đang thay đổi, với nhiều quốc gia tham gia vào Hội đông chung cahaau Âu, và thuốc chữa ung thư cũng đang thay đổi và cải thiện. Điều này có nghĩa rằng nhiều người có hy vọng hơn vào việc chữa trị. Chúng ta cần nỗ lực hết sức để đáp ứng những mong mỏi này qua việc phổ biến thông tin về những biện pháp chuẩn đoán và chữa trị tốt hơn đến toàn châu Âu và thế giới. Điều này sẽ đạt được qua cộng tác và liên lạc, và những nghiên cứu EUROCARE trong tương lai chắc chắn sẽ cho thấy rõ những thành công của chúng ta”.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 1.529