Gene của mẹ tác động đến quá trình lão hóa của con cái

  •  
  • 614

(khoahoc.tv) - Khi chúng ta già đi, các tế bào của chúng ta thay đổi và bị hư hỏng.

Mới đây, các nhà nghiên cứu ở viện nghiên cứ Karolinska và viện nghiên cứu Max Planck về Sinh học và Lão hóa (Karolinska Institutet and the Max Planck Institute for Biology of Aging) đã chứng minh được rằng, lão hóa bị quyết định không phải chỉ bởi sự tích lũy các biến đổi trong suốt cuộc đời chúng ta mà còn được quyết định bởi các gene mà chúng ta di truyền từ người mẹ của mình. Các kết quả của nghiên cứu này được xuất bản trên tạp chí Nature.

Có rất nhiều nguyên nhân gây lão hóa, lão hóa bị quyết định bởi một quá trình tích lũy rất nhiều loại biến đổi làm suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Trong tiến trình lão hóa, tuy nhiên, dường như do các thay đổi xảy ra trong cơ quan năng lượng của tế bào – ty thể. Cấu trúc này nằm trong tế bào và sản xuất ra phần lớn nguồn cung ATP của tế bào, nguồn ATP này được sử dụng như một nguồn năng lượng hóa học.

“Ty thể có DNA của chính nó, DNA này thay đổi nhiều hơn so với DNA trong nhân, và điều này gây ra một tác động đáng kể lên qúa trình lão hóa”, Nils-Göran Larsson, Ph.D., giáo sư tại viện nghiên cứu Karolinska và là giám đốc điều tra nghiên cứu tại viện nghiên cứu Max Planck về Sinh học và Lão hóa, người đứng đầu nghiên cứu cùng với Lars Olson, Ph.D., giáo sư tại Sở Khoa học thần kinh tại viện nghiên cứu Karolinska cho biết. “Có nhiều đột biến trong ty thể dần dần phá hỏng quá trình sản xuất năng lượng của tế bào”, Larsson nói.

Gene của mẹ tác động đến quá trình lão hóa của con cái

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã cho thấy quá trình lão hóa bị ảnh hưởng không phải chỉ bởi các biến đổi hư hại của DNA ty thể trong suốt cuộc đời của một con người, mà còn bởi DNA thừa hưởng từ mẹ của họ.

“Thật ngạc nhiên, chúng tôi cũng chứng minh được rằng DNA ty thể của người mẹ dường như ảnh hưởng lên tuổi tác của chính chúng ta”, Larsson nói. “Nếu chúng ta di truyền mDNA với các đột biến từ mẹ mình, chúng ta sẽ càng già nhanh hơn”.

DNA bình thường và DNA bị hư hỏng được di truyền giữa các thế hệ. Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là liệu có hay không khả năng ảnh hưởng của lão hóa mDNA thông qua sự can thiệp về lối sống vẫn chưa được điều tra nghiên cứu. Tất cả những điều mà các nhà nghiên cứu giờ đây biết được đó là hư hỏng mDNA đã truyền lại từ mẹ đóng góp vào quá trình lão hóa.

“Nghiên cứu này cũng cho thấy các mức thấp mDNA đột biến có các ảnh hưởng có tính phát triển và gây ra những dị dạng của não”, tác giả chính của nghiên cứu, Jaim Ross, Ph.D, tại viện nghiên cứu Karolinska nói.

“Những phát hiện của chúng tôi có thể giúp làm rõ hơn quá trình lão hóa và chứng minh rằng ty thể đóng một phần quan trọng trong lão hóa, chúng cũng cho thấy nó là quan trọng để giảm số lượng các đột biến”, Larsson nói.

“Những phát hiện này cũng gợi ý rằng, các can thiệp y học có mục tiêu là chức năng của ty thể có thể gây ảnh hưởng tới yếu tố thời gian của tiến trình lão hóa”, Barry Hoffer, MD., Ph.D., đồng tác giả của nghiên cứu đến từ Sở Giải phẫu thần kinh tại Trung tâm Y trường đại học bệnh viện Case và Trường Đại học y Case Western Reserve cho biết. Ông cũng là giáo sư tham quan tại viện nghiên cứu Karolinska. “Có rất nhiều sự khuyến cáo về chế độ ăn uống và sử dụng thuốc có thể tái phục hồi chức năng của ty thể và/hoặc giảm tính độc ty thể. Một ví dụ là các chất chống ôxy hóa. Mô hình trên chuột này sẽ là một “nền” để kiểm tra những chế độ ăn/chữa bệnh này", tiến sỹ Hoffer nói.

Số liệu công bố trong bài báo nói trên thu được từ các thí nghiệm trên chuột. Các nhà nghiên cứu hiện nay có ý định tiếp tục nghiên cứu của họ trên chuột, và trên ruồi giấm, để khám phá xem liệu giảm các đột biến có thể kéo dài tuổi thọ hay không.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
  • 614