Giả thuyết mới về quá trình tiến hóa từ nước lên cạn

  •   23
  • 3.729

Tại sao những động vật có chi giành chiến thắng trước loài có vây trong cuộc đua di cư từ dưới nước lên cạn?

Giả thuyết mới về quá trình tiến hóa từ nước lên cạn
Cá thòi lòi (trái) và kỳ nhông hổ

Nghiên cứu của Đại học Clemson (Mỹ), trong đó so sánh hoạt động của vây cá thòi lòi (Mudskipper) và hai chân trước của loài kỳ nhông hổ (Tiger salamanders), có thể được dùng để phân tích hóa thạch của tetrapod – thuật ngữ chỉ các loài vật 4 chân có xương sống – nhằm tìm hiểu sự tiến hóa từ đời sống dưới nước lên cạn.

Theo nhà nghiên cứu Sandy Kawano, sở dĩ nghiên cứu tiến hành trên cá thòi lòi và kỳ nhông hổ là do cả 2 đều có một số đặc điểm tương đồng với tổ tiên loài tetrapod. Bằng cách phân tích các cơ quan và hình thái vận động của chúng, Kawano cho là có thể giải mã phần nào cách di chuyển của tetrapod khi di cư từ dưới nước lên mặt đất.

Kawano cùng cộng sự Richard Blob đã theo dõi và so sánh lực tác động ở hai vây trước của cá thòi lòi với hai chân trước và chân sau của kỳ nhông hổ khi chúng đang di chuyển. Kết quả cho thấy vây của cá thòi lòi chịu áp lực trung gian (giữa thân mình và mặt đất) nhiều hơn các chi của kỳ nhông.

Nhóm của Kawano đặt giả thuyết cho rằng bởi vì xương vây trước ngực của cá không thể chịu nổi lực tác động này nên chúng khó thích nghi với cuộc sống trên đất liền, trong khi ở kỳ nhông, trọng lượng cơ thể được phân tán ở 4 chi nên chúng có thể di chuyển trên mặt đất một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

Theo Báo Cần Thơ
  • 23
  • 3.729