Mỗi thành phố hay thị trấn trên khắp thế giới đều mang vẻ độc đáo riêng, không lẫn vào đâu được. Tuy nhiên, vẫn có những vùng đất sở hữu đặc điểm kỳ lạ hơn cả. Vì những lý do như địa lý, văn hóa cho đến lịch sử...
Thị trấn Longyearbyen, Svalbard, là một trong những khu định cư ở cực Bắc của địa cầu và là nơi bạn... không thể chết. Có một nghĩa trang trong thị trấn, nhưng nó đã không được sử dụng trong 70 năm.
Nguyên nhân là do khí hậu băng giá, ngăn không cho xác chết phân hủy và các xác chết sẽ trở thành điểm thu hút các loài động vật hoang dã. Vậy nên, người ta không cho phép cư dân chôn cất người chết ở đây. Khi bác sĩ chẩn đoán ai đó không thể kéo dài sự sống lâu, người này sẽ được đưa đất liền Na Uy bằng máy bay.
Thị trấn nằm giữa hai quốc gia không phải là điều quá hiếm gặp, thế nhưng Büsingen am Hochrhein được xem là một ví dụ đặc biệt hơn cả.
Xét về mặt kinh tế, Büsingen am Hochrhein là một phần của Thụy Sĩ. Về mặt hành chính, nó lại là một phần của Đức.
Nhiều người trên thế giới không tin rằng có địa ngục. Nhưng thực tình, ở bang Michigan (Mỹ) có một nơi được gọi là Địa ngục. Nguồn gốc của cái tên này đến nay vẫn chưa rõ ràng, nhưng cư dân của thị trấn rất vui khi duy trì trạng thái giống như địa ngục.
Khách du lịch đến đây rất háo hức được chụp ảnh với tấm biển có dòng chữ: "Chào mừng đến với Địa ngục". Các cửa hàng lưu niệm địa phương thậm chí còn bán chứng thư đảm bảo bạn sẽ có 0.0006m2 đất ở thị trấn Địa ngục này với giá 6,66 USD.
Thị trấn Setenil de las Bodegas ở Tây Ban Nha thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Có lẽ vì nó được xây dựng bên dưới một tảng đá bazan khổng lồ.
Khi đi dạo dọc theo những con phố nơi đây, du khách sẽ thấy nhiều tảng đá treo lơ lửng trên đầu. Tuy trông có vẻ nguy hiểm hay đáng sợ, những tảng đá đã nằm yên vị trí đó trong hàng thế kỷ.
Matmata ở miền nam Tunisia là một thị trấn đặc biệt, nơi vẫn còn rất nhiều ngôi nhà dưới lòng đất của người Berber tồn tại cho đến ngày nay.
Vào những năm 1970, những ngôi nhà bề thế đã được xây dựng ở đây, nhưng nhiều người dân địa phương vẫn thích sống trong những ngôi nhà truyền thống của họ.
Toàn bộ căn hộ của người dân thị trấn Whittier, Alaska, đều nằm trong tòa nhà 14 tầng - vốn là một cơ sở quân sự cũ. Ở đây cũng có đầy đủ các cửa hàng, đồn cảnh sát, bệnh viện và nhà thờ. Mục đích là để tiết kiệm năng lượng sưởi ấm vì thời tiết ở đây hầu như quanh năm đều lạnh và có gió. Dân số của thị trấn chỉ có 220 người.