Giải mã công nghệ làm đá nửa ngày không tan

  •  
  • 1.739

Cùng đi tìm lời giải khoa học về quy trình chế tạo đá khô và những công dụng bất ngờ từ chúng.

Mới đây, nhiều người dân hoang mang trước thông tin một số quán nước đã sử dụng một loại đá viên có đặc tính đặc biệt, để ra ngoài không khí một thời gian dài nhưng không tan chảy - hoặc có tan chảy thì cũng rất ít. Khi uống nước có loại đá này, nhiều người có cảm giác cháy họng hay cầm nắm viên đá thấy có hiện tượng bỏng rát ở tay...

Vậy cơ chế khoa học để tạo nên loại đá đặc biệt này là gì? Liệu chúng có gây hại cho sức khỏe?

Giải mã công nghệ làm đá nửa ngày không tan

Qua xác minh, đây chính là nước đá khô hay còn gọi là đá khói, đá CO2, băng khói... Khác với loại đá thông thường được làm từ nước đóng băng, đá khô được sản xuất bằng cách nén khí dioxit carbon (CO2) thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt trong quá trình nén, sau đó cho CO2 lỏng giãn nở nhanh.

Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ và làm một phần CO2 bị đóng băng thành "tuyết". Sau đó, phần "tuyết" sẽ được nén thành các viên hay khối lớn.

Giải mã công nghệ làm đá nửa ngày không tan
Nhiệt độ của đá khô rất thấp, khoảng - 78,5 độ C nên khi thăng hoa thành hơi chứ không hóa lỏng.

Chính bởi nhiệt độ thấp (khoảng - 78,5 độ C) và khi "thăng hoa", bốc hơi thành khí chứ không như nước đá, tan ra thành nước. Chính vì lẽ đó mà đá khô thường được dùng để làm lạnh hay bảo quản rau quả tươi, thủy hải sản.

Ngoài ra, đá khô còn được dùng để bảo quan mô sinh vật trong y học, bảo quản thi hài, tạo hiệu ứng khói trên sân khấu... Khi đá khô tiếp xúc với nước, nó cô đặc và tạo thành một dạng sương mù trắng dày.

Giải mã công nghệ làm đá nửa ngày không tan
Khi đá khô tiếp xúc với nước sẽ tạo ra một dạng sương mù trắng dày.

Mặc dù về bản chất, đá khô vô hại nhưng nếu không sử dụng đúng cách, chúng ta rất dễ bị ngộ độc CO2, bị bỏng, thậm chí dẫn đến tử vong. Chính vì được sản xuất bằng cách nén khí CO2 nên khi tan, đá khô sẽ tạo thành lớp khí CO2.

Khi uống nước có chứa đá khô, hay để khối đá khô lớn trong phòng kín, cơ thể sẽ có hiện tượng như bị ngộ độc khí CO2. Theo đó, người bệnh sẽ lên cơn hen phế quản, suy tim, nặng hơn là hôn mê sâu, nếu tỉnh thì cũng để lại di chứng như mất trí nhớ.

Giải mã công nghệ làm đá nửa ngày không tan

Với nhiệt độ thấp, đá khô có thể làm da cháy lạnh (hiện tượng bỏng lạnh), rát cổ họng (khi sử dụng nước có chứa đá khô). Do đó, bạn nên dùng găng tay khi cầm nước đá khô. Nếu dùng nước đá khô ở trong phòng kín thì cần phải có sự thông gió tốt.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.739