Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là myoclonic, thường xảy ra trong lúc ngủ. Khi ngủ, tần suất hô hấp giảm đột ngột, đại não cho rằng, cơ thể sắp chết nên phát đi một xung động khiến toàn thân thức tỉnh.
Đang mơ màng chìm vào giấc ngủ, có khi nào bạn bị cảm giác như bước hụt vào khoảng không hoặc ngã từ trên cao xuống rồi giật mình tỉnh dậy? Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là myoclonic, thường xảy ra trong lúc ngủ. Khi ngủ, tần suất hô hấp giảm đột ngột, đại não cho rằng, cơ thể sắp chết nên phát đi một xung động khiến toàn thân thức tỉnh.
Myoclonic là một biểu hiện sinh lý bình thường, không phải do bệnh tật gây ra. Nó cũng giống như nấc cụt hoặc chuột rút khi vận động mạnh. Đây là một phản xạ co cơ không tự nguyện, tốc độ nhanh, thường được biểu hiện tương tự như động tác của một cú sốc điện.
Hành vi này thường không thể kiểm soát. Sau khi chìm vào giấc ngủ, do đại não phán đoán nhầm lẫn rằng bạn sắp ngã từ trên cao xuống nên kích hoạt phản ứng bản năng là co rút cơ để giữ sự cân bằng, do vậy cơ thể sẽ sản sinh dao động mạnh. Đó là nguyên nhân của cảm giác đột nhiên bước hụt vào khoảng không xả ra trong giấc mơ.
Nếu thỉnh thoảng gặp hiện tượng myoclonic là bình thường. (Ảnh minh họa: News).
Sự co giật trong lúc ngủ này có lúc bị coi là ác mộng. Việc co giật cơ bắp không tự nguyện này thường xuất hiện ở tay, chân, thậm chí toàn thân. Khoảng 70% người từng trải qua chuyện này. Nếu thỉnh thoảng gặp hiện tượng myoclonic là bình thường. Nhưng nếu co giật nhiều lần và tần suất lặp lại nhiều thì phải cẩn thận. Về cơ bản do một số nguyên nhân sau:
Áp lực ban ngày lớn, căng thẳng tinh thần quá độ có thể gây ra hiện tượng myoclonic. Bạn cần chú ý nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn.
Có thể do canxi rong máu thấp khiến thần kinh và cơ bắp hưng phấn thái quá dẫn đến co giật.
Nếu co giật không mãnh liệt nhưng tần suất khá nhiều, trong Đông Y chẩn đoán có thể do gạn thận yếu, khí huyết không đủ.
Nếu co giật kèm theo đau đầu, chóng mặt, cần chụp CT não hoặc MRI để kiểm tra xem myoclonic có phải là triệu chứng biểu hiện của bệnh về não hay không. Ví dụ biểu hiện của bệnh về tính trao đổi chất hoặc lưu trữ của tế bào não, thoái hóa não, viêm não, tổn thương não do di chứng của chấn thương... cũng gây hiện tượng này.
Làm thế nào để ngăn chăn co giật khi ngủ? Theo các chuyên gia, hiện tượng co giật xảy ra ngẫu nhiên cho dù vì nguyên nhân gì đều không đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn không thích cảm giác này hoặc bị ám ảnh việc rơi từ cao xuống, thì sẽ có một số cách để giảm thiểu hiện tượng này. Chẳng hạn như giảm uống cà phê, lên kế hoạch hoàn thành các công việc trong ngày, kiểm soát mức độ căng thẳng và kiểu ngủ có thể giảm co giật khi ngủ.