By COLIN BARRAS
Theo một nghiên cứu mới, những chú chó biết sủa có khả năng giao tiếp tốt hơn chúng ta vẫn tưởng. Một phần mềm máy tính giúp phân biệt những chú chó khác nhau nhờ tiếng sủa, từ đó có thể thấy được tiếng sủa đóng vai trò như một ngôn ngữ trong thế giới loài chó, truyền đạt thông tin trong não chúng và được tất cả đồng loại thấu hiểu.
Csaba Molnár và đồng nghiệp của ông tai đại học Eötvös Loránd - Budapest, Hungary đã thu âm tiếng sủa của 14 chú chó chăn cừu Hungary trong một số tình huống khác nhau như: tiếp cận người lạ, lúc chơi đùa, lúc đánh nhau và khi ở một mình. Sau đó họ phát âm thanh trong một mạng lưới thần kinh nhân tạo do đội nghiên cứu do bởi Frédéric Kaplan làm trưởng nhóm tại cơ quan Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne Thuỵ Sĩ.
Mạng lưới thần kinh nhân tạo đã nhận biết được những đặc điểm âm thanh mấu chốt của mỗi tiếng sủa. Đội của Molnár cũng nhận thấy phần mềm máy tính có thể xác định được tình huống tiếng sủa được tạo ra.
Độ chính xác thay đổi
Tuy nhiên độ chính xác của phần mềm không ổn định. Nó nhận diện chính xác tiếng sủa khi con chó tiếp cận người lạ đến 63%, nhưng khi nhận diện tiếng sủa thu được khi chơi đùa với độ chính xác chỉ 6%.
Độ tin cậy của phần mềm khi nhận diện từng con chó riêng biệt cũng không cố định vì còn phụ thuộc vào hoàn cảnh thu âm tiếng sủa. Nó có thể nhận diện chính xác từng con khi chơi đùa với tỉ lệ 60%. Nhưng lại rất khó khăn để phân biệt tiếng sủa của từng con chó đối với người lạ - chỉ với tỉ lệ chính xác 30%.
Molnár cho biết kết quả nghiên cứu đã chứng minh tiếng sủa của loài chó chứa đựng rất nhiều thông tin. “Trong quá khứ, các nhà khoa học đã cho rằng tiếng sủa của chó chính là sản phẩm phụ của quá trình thuần hoá vì thế nó không có mục đích giao tiếp. Nhưng chúng tôi đã chứng minh được còn có những khác biệt về hoàn cảnh”.
Sự lựa chọn của con người
Molnár nghĩ rằng sự chọn lọc của con người có thể giải thích tại sao mạng lưới thần kinh nhân tạo dễ dàng nhận diện một chú chó khi đánh nhau hơn là khi chơi đùa. Những chú chó nhà vì rất thận trọng nên con người dễ dàng biết được khi nào nó sủa vì có người lạ.
“Trong tình huống này, những con chó sủa rất khác thường. Nhưng khi chúng chơi, không có một quy định nào buộc chúng phải sủa giống nhau cả nên mỗi con có một tiếng sủa riêng”.
Brian Hare thuộc đại học Duke tại Durham, N.C. nói: “Ý kiến này nghe rất tuyệt vời. Đây là một nghiên cứu về hành vi động vật suất xắc. Chúng ta được thấy một mô hình mà không ai nghĩ nó tồn tại. Bản thân chúng ta cũng không nhận ra được sự khác biệt đó”.
Juliane Kaminski thuộc viện Max Planck, Leipzig, Đức nói thêm: “Thật thú vị khi biết ngôn ngữ của những chú chó nhà thậm chí còn linh hoạt hơn những gì chúng ta vẫn biết”.
Những khuôn mẫu được lưu truyền
Juliane cũng cho rằng có những lời giải thích phù hợp cho nghiên cứu của Molnár. “Ví dụ như khi chơi, những chú chó có nhiều cơ hội tìm hiểu về mối liên quan giữa tiếng sủa của chúng và hành vi của con người, tiếng sủa nào kéo theo một hành vi đặc trưng của con người xảy ra?”
Nếu đúng như vậy, có thể tiếng sủa khi chơi đùa đã tiến hoá cùng thời gian so với tiếng sủa khi đánh nhau. “Khi đánh nhau, chú chó sủa hung hăng hơn khiến con người phải bỏ chạy. Thế là hết”. Điều này có thể giải thích tại sao tiếng sủa lại bị thay đổi một chút.
Hare cho rằng nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của việc tìm hiểu hành vi loài chó. “Con người thường cho rằng loài chó thật tẻ nhạt vì chúng được tạo ra bởi con người. Nhưng thực ra đó mới chính là lý do chúng trở nên thật tuyệt vời”.