Các nhà khoa học đã tìm ra một cách tăng cường hàm lượng protein, kẽm và sắt trong lúa mì, một thành tựu mà có thể giúp đem lại thức ăn bổ dưỡng hơn cho hàng triệu người trên thế giới.
(Ảnh: AFP) |
Viết trong tạp chí Science vào ngày thứ Năm, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã dùng phương pháp gây giống truyền thống để đưa gien này vào nhiều loại lúa mì đã được thuần hóa, tăng cường hàm lượng protein, kẽm và sắt trong hạt ngũ cốc này. Loại cây hoang dã có liên quan được biết đến là loại lúa mì hoang có râu ở đầu hạt thóc, hình thức sơ khai của một số lúa mì được thuần hóa.
Lúa mì đại diện cho một trong những cây trồng chủ yếu nuôi sống con người trên khắp thế giới, cung cấp khoảng 20% tất cả lượng calory được hấp thụ. Tổ chức Y tế Thế giới đã cho biết 2 tỉ người trở lên hấp thụ quá ít chất kẽm và sắt trong chế độ ăn uống của họ, và hơn 160 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiếu lượng protein cần thiết.
Dubcovsky nói trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng ta thực sự có thể tạo ra lúa mì với nhiều protein, chất kẽm và sắt hơn. Vì thế nếu nó được trồng ở một nước đang phát triển hay được dùng làm lương thực cứu tế thì nó sẽ thực sự cung cấp nhiều hơn những thứ cần thiết ở những nơi cần thiết.”
Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và trường Đại học Haifa tại Israel. Dubcovsky cho biết khi làm cho lúa mì trở nên bổ dưỡng hơn, các nhà nghiên cứu không hề thay đổi vị của nó. Ông nói: “Chúng tôi sẽ không thay đổi thành phần cấu tạo hay bất cứ thứ gì rất đặc biệt trong hạt.”
Nhà nghiên cứu Jorge Dubcovsky |
Kim Tuyến