Gió Kitabatic tại dãy núi Himalaya đang giúp chống lại biến đổi khí hậu

  •  
  • 83

Theo các tác giả, phát hiện có vẻ bất thường này là do một hiện tượng gọi là gió Katabatic – nơi không khí khô mát bên trên bị đẩy xuống sườn dốc các thung lũng phía dưới của dãy Himalaya.

Khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, các đỉnh cao của nhiều dãy núi phải chịu sự thay đổi khí hậu phụ thuộc vào từng độ cao. Cụ thể, nhiều đỉnh núi phải chịu sự nóng lên mạnh hơn, nhanh hơn so với các khu vực khác trên hành tinh.

Sông băng ở dãy Himalaya
Sông băng ở dãy Himalaya đang phản ứng với biến đổi khí hậu bằng cách làm mát không khí xung quanh. Nhưng điều này sẽ kéo dài bao lâu?

Tuy nhiên, ở dãy Himalaya, hiện tượng gió Katabatic đang giúp ngăn chặn xu hướng này, đó là các vùng băng hà duy trì nhiệt độ ổn định thay vì nóng lên. Đây là kết luận của một nghiên cứu mới của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, được công bố trên tạp chí Nature Geoscience.

Nằm trên sườn phía nam của đỉnh Everest, ở độ cao 5.050 mét, Phòng thí nghiệm quốc tế Kim tự tháp đã ghi lại dữ liệu khí tượng hàng giờ liên tục trong ba mươi năm qua. Trong thời gian đó, các sông băng ở dãy Himalaya liên tục mất khối lượng với tốc độ tăng nhanh trong vài thập kỷ qua.

Francesca Pellicciotti, chuyên gia về băng hà tại Viện Khoa học và Công nghệ Áo(ISTA), cho biết: “Gió Katabatic là nét đặc trưng và thường xuyên xảy ra tại các sông băng ở dãy Himalaya và các thung lũng gần đó. Tuy nhiên, theo những gì chúng tôi quan sát được, các cơn gió này đang gia tăng đáng kể về cường độ và thời gian hoạt động, có thể bắt nguồn từ sự nóng lên toàn cầu. Điều này dẫn đến sự gia tăng trao đổi nhiệt hỗn loạn ở bề mặt sông băng và làm khối không khí bề mặt nguội đi”. Như các tác giả mô tả, nhiệt độ không khí tăng dường như đang thúc đẩy sự trao đổi nhiệt độ cao hơn giữa không khí và bề mặt sông băng ở dãy Himalaya.


Phòng thí nghiệm quốc tế Kim tự tháp trên sườn núi Everest.

Các khối không khí khô và mát bên phía trên trở nên dày đặc hơn và tạo thành các luồng không khí trôi xuống sườn dốc vào các thung lũng, làm mát phần dưới của sông băng và hệ sinh thái xung quanh.

Hiệu ứng làm mát này không chỉ được quan sát thấy trên các sườn dốc của Everest mà còn trên toàn bộ dãy núi Himalaya.

Bất chấp lợi ích rõ ràng của nhiệt độ không khí, gió không phải lúc nào cũng là tin tốt cho các sông băng. Mặc dù ảnh hưởng đến nhiệt độ nhưng chúng cũng ảnh hưởng đến lượng mưa, với dữ liệu cho thấy gió đã làm giảm lượng tuyết rơi ở độ cao, tác động tiêu cực đến khối lượng sông băng.

Nói cách khác, gió Katabatic trên sông băng ở dãy Himalaya có thể chỉ đơn giản là một phản ứng khẩn cấp trước biến đổi khí hậu chứ không phải là dấu hiệu cho thấy sự ổn định lâu dài.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cho biết điều đó giúp kéo dài thời gian cho các sông băng và hệ sinh thái xung quanh. Chính xác bao nhiêu là một câu hỏi mà họ hy vọng sẽ trả lời được trong tương lai.

Pellicciotti cho biết thêm: “Ngay cả khi các sông băng không thể tự bảo tồn mãi mãi, chúng vẫn có thể bảo tồn môi trường xung quanh trong một thời gian”. "Vì vậy, chúng tôi kêu gọi các phương pháp nghiên cứu đa ngành hơn để tập trung nỗ lực giải thích tác động của sự nóng lên toàn cầu".

Cập nhật: 15/12/2023 KTMT
  • 83