Giới hạn sinh sản của con người

  •  
  • 4.033

8 đứa trẻ cùng một lúc khiến trí óc của chúng ta chùn bước, đôi chút sợ hãi khi nghĩ đến từng đứa trẻ một được người phụ nữ sinh ra nếu như người phụ nữ đó là chuột.

Thật là tuyệt vời nếu cả 8 đứa trẻ ra đời khỏe mạnh nhưng con người không được tạo ra để có thể như vậy.

Đó là cơ chế năng lượng học cơ bản. Mọi cá nhân đều có năng lượng. Một số năng lượng được chi dùng để sống, hay nói cách khác là tiêu tốn để tìm thức ăn chứ không phải để trở thành thức ăn của người khác. Phần năng lượng còn lại được dùng vào sinh sản, đồng nghĩa với việc sinh sản cũng có giới hạn.

Tất nhiên từng miếng năng lượng sinh sản khác nhau cũng khác nhau ở hai giới nam và nữ của mỗi loài. Nam giới không mang thai hay tiết sữa nên họ có thể truyền lại hầu hết các gen bằng cách “qua lại” với người phụ nữ này hay người phụ nữ khác để sinh ra càng nhiều em bé càng tốt, sau đó thì bỏ đi. Việc sinh sản của phụ nữ phức tạp hơn rất nhiều. Và tất nhiên đều có giá của việc mang thai, hay tiết sữa ở động vật có vú và bất cứ thứ gì khác cần thiết để nuôi dưỡng một đứa trẻ đến khi trưởng thành về mặt sinh dục để chúng có thể truyền lại hệ gen của chúng nữa.

Nhưng cũng có nhiều cách, theo quan điểm tiến hóa, để giới nữ của một loài phân phối năng lượng và nuôi dưỡng con một cách thành công. Nữ giới có thể có nhiều con một lúc, hay chính là lứa đẻ, và có thể có thường xuyên tối đa có thể. Đối với giới nữ như thế, sinh sản giống như một dây chuyền sản xuất lắp ráp. Nữ giới cũng có thể lựa chọn sinh sản một con một lần và phải đợi rất lâu để chứng kiến liệu việc đầu tư một lần đó có mang lại kết quả gì hay không.

Meredith F. Small là nhà nhân chủng học thuộc đại học Cornell kiêm tác giả của hay cuốn sách "Our Babies, Ourselves; How Biology and Culture Shape the Way We Parent" và "The Culture of Our Discontent; Beyond the Medical Model of Mental Illness." Chuyên mục Human Nature của bà xuất hiện vào các ngày thứ sau trên LiveScience. (Ảnh: LiveScience)

Hiển nhiên, con người không thể sinh sản liên tục. Tiến hóa đã lựa chọn cho chúng ta con đường này bởi chúng ta có những đặc điểm đòi hỏi người mẹ phải “đầu tư” lớn. Trẻ em có bộ não lớn so với động vật có vú, nhưng bộ não của trẻ em cần phải phát triển lớn hơn một khi đã ra khỏi tử cung người mẹ. Do vậy trẻ em khi sinh ra chưa hoàn thiện về mặt thần kinh. Chúng không thể bám, ngồi hay tự ăn hay chạy thoát khỏi thú săn mồi. Do đó bản chất những thứ cần thiết để trở thành người trưởng thành đặt sức ép lên số lượng em bé mà một người mẹ có thể sinh cùng một lúc.

Hãy thử nhìn vào một người phụ nữ và thử nghĩ xem bao nhiêu đứa trẻ người phụ nữ đó có thể mang dựa trên cấu tạo cơ thể: tối đa là hai.

Trên thực tế những em bé của chúng ta cần rất nhiều thứ nên người cha cũng buộc phải ngừng cái việc “tán tỉnh lung tung” để ở nhà cùng với người mẹ nếu họ muốn gen của họ phát triển được. Quá trình tiến hóa của gia đình con người không phải là việc đàn ông và phụ nữ quyết định gắn kết với nhau mà là về sự phụ thuộc của những đứa trẻ sinh thành.

Chúng ta cũng đã quá quen với hệ thống này nên không thể làm gì khác ngoài việc nhìn chằm chằm sợ hãi vào cặp sinh đôi hay khóc thét vì sốc khi sinh 8. Dường như việc có nhiều con một lúc như thế không ổn tí nào bởi nó không đúng với tiến hóa. Một gia đình như thế chắc chắn phải tìm đến sự giúp đỡ ngoài bố và mẹ. Có lẽ cũng có những khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cơ hội để người mẹ có thể sinh con lần nữa sẽ rất lâu.

G2V Star (Theo LiveScience)
  • 4.033