Hầm mỏ bỏ hoang thành mỏ nhiên liệu nhờ vi khuẩn

  •  
  • 1.276

Các nhà khoa học ĐH Arizona (Mỹ) vừa phát hiện ra điều kỳ thú, tại một mỏ than cũ tại bang Lousiana, vi khuẩn sống dựa trên CO2 và than đã sản sinh ra khí ga tự nhiên (CH4).

Phát hiện này có ý nghĩa đặc biệt. CO2 không xuất hiện một cách tự nhiên. Vào những năm 1980, một công ty dầu mỏ đã cố gắng bơm CO2 vào những hầm ngầm sâu trong lòng đất với hy vọng sau một thời gian họ có thể khai thác dầu thô từ đây.

Sau đó, căn hầm này bị bỏ hoang. Kể từ đó, lũ vi khuẩn đã phải “bận rộn” làm việc với lượng CO2 chúng ta thải ra, cùng với một vài nguyên tử hydro từ các vỉa than, một vài chất dinh dưỡng…Với ngần ấy thứ, chúng đã biến CO2 và than thành loại nhiên liệu mà chúng ta có thể đốt lấy năng lượng.

Điều này đem đến một khả năng thú vị. Thay vì làm như trước đây, đó là phá hủy các mỏ than, đốt nó để rồi chúng sẽ phát thải lượng khí CO2 cực lớn vào khí quyển. Giờ đây, chúng ta không chỉ để nó nguyên trạng mà sẽ “nuôi” chúng bằng vi khuẩn và CO2. Từ đó, chúng ta có thể biến những mỏ than rộng lớn trên hành tinh thành nguồn cung cấp năng lượng có thể tái sinh. 

Các hầm mỏ bỏ hoang giờ đây có thể tận dung làm một "vườn ươm" cho vi khuẩn để tạo ra khí tự nhiên.


Theo ông Peter Warwick, thuộc cơ quan Khảo sát địa lí Mỹ, khoảng 20-25 % lượng khí ga tự nhiên trên thế giới hình thành nhờ hoạt động của vi khuẩn dưới lòng đất. Ông nhận xét: “Chúng ta sẽ không bao giờ làm tốt được hơn chúng. Điều này là do hoạt động khai mỏ ngày nay đã bòn rút lượng dự trữ khí metan đã tích tụ hàng nghìn năm qua”.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH Arizona khiến cộng đồng khoa học kinh ngạc, khi chưa từng ai nghĩ tới điều này trước đây: vi khuẩn có thể chuyển đổi CO2 thành khí tự nhiên với tốc độ đủ để trở thành một nguồn năng lượng hữu dụng cho xã hội hiện đại.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn kéo theo nhiều sự quan tâm, đặc biệt là nhà sinh vật học Craig Venter, người chuyên nghiên cứu việc phát triển các loại vi khuẩn làm tăng nhanh quá trình nói trên.

Tuy nhiên, quá trình này cần nhiều yếu tố cần khác. Đầu tiên là lượng chất dinh dưỡng mà vi khuẩn cần để tạo ra CO2: đó là cần thêm axetat và hydrogen. Ngoài ra, khả năng hoạt động của chúng tăng nhanh khi lượng nước ngầm thấm qua đá ở tỉ lệ thích hợp.

Warwick phát biểu: “Nhiều công ty thương mại đang hy vọng tìm kiếm lợi nhuận từ nghiên cứu mới này. Phải nói rằng, rất dễ để đào những mỏ than và đốt nó đi. Nhưng giờ đây, chúng ta cần tự hỏi, tại sao không bơm khí CO2 vào cho vi khuẩn để sản sinh ra nhiên liệu”.


Nguồn: Discovery

Theo Báo Đất Việt
  • 1.276