Hành vi phạm pháp “lây nhiễm” ở trẻ vị thành niên

  •  
  • 775

Những cậu bé bốc đồng thiếu sự trông nom, gia đình nghèo túng và bạn bè hư hỏng thường dễ có các hành động phạm pháp khiến chúng bị đưa ra trước tòa án cho vị thành niên, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Journal of Child Psychology and Psychiatry. Phát hiện đáng ngạc nhiên nhất từ nghiên cứu kéo dài 20 năm do các nhà nghiên cứu thuộc Université de Montréal và Đại học Genoa là sự trợ giúp do hệ thống pháp luật vị thành niên cung cấp có xu hướng tăng nguy cơ vi phạm pháp của những đứa trẻ trong thời kỳ đầu khi trưởng thành.

“Đối với những cậu bé đã từng trải qua hệ thống pháp lý vị thành niên, so với những cậu bé với những câu chuyện tương tự nhưng không có sự tham gia của hệ thống pháp lý, tỷ lệ phạm pháp khi trưởng thành tăng gần 7 lần”, đồng tác giả Richard E. Tremblay, giáo sư tâm lý, tâm thần học tại Université de Montréal đồng thời là nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu bệnh viện Đại học Sainte-Justine.

Nhóm nghiên cứu tìm kiếm những cậu bé từ các nhà trẻ có nguy cơ phạm pháp và những cậu bé ghi tên tại 53 trường thuộc khu vực nghèo nhất tại Montreal. 779 người tham gia được phỏng vấn hàng năm với độ tuổi từ 10 đến 17. Cho đến độ tuổi ngoài 20, khoảng 17,6% số người tham gia nằm trong danh sách phạm pháp khi trưởng thành, với các tội danh bao gồm giết người (17,9%); đột phá (31,2%); mại dâm (25,5%); tàng trữ ma túy (16,4%) và lái xe sai luật (8,8%).

Phát hiện đáng ngạc nhiên nhất từ nghiên cứu kéo dài 20 năm là sự trợ giúp do hệ thống pháp luật vị thành niên cung cấp có xu hướng tăng nguy cơ phạm pháp của những đứa trẻ trong thời kỳ đầu khi trưởng thành. (Ảnh: iStockphoto/Jani Bryson)

Tiến sĩ Tremblay nhấn mạnh: “Hệ thống pháp lý vị thành niên càng giúp đỡ, thì tác động tiêu cực càng lớn. Phát hiện của chúng tôi càng có ý nghĩa quan trọng hơn vì hệ thống pháp lý vị thành niên ở tỉnh Quebec được cho là một trong những hệ thống tốt nhất. Hầu hết các nước sử dụng nguồn tài chính đáng kể để hỗ trợ cho các chương trình và các cơ sở tập trung những trẻ vị thành niên hư hỏng lại với nhau để giúp đỡ chúng cải tạo. Vấn đề ở đây là hành vi phạm pháp rất dễ lan truyền, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ. Tập trung những đứa trẻ hư hỏng lại với nhau tạo ra một môi trường hay văn hóa “phạm tội”, điều này tăng xu hướng tiếp tục phạm tội sau này”.

Tiến sĩ Tremblay thêm vào: “Hai giải pháp tồn tại cho vấn đề này. Đầu tiên là thiết lập các chương trình ngăn gừa trước tuổi vị thành niên khi những đứa trẻ hư dễ dạy dỗ hơn. Thứ hai là giảm thiểu việc tập trung những trẻ vị thành niên hư hỏng với nhau trong các chương trình cải tạo trẻ vị thành niên, từ đó giảm nguy cơ phạm tội khi trưởng thành”.

Nghiên cứu này do Học viện nghiên cứu y tế Canada, Fonds de la recherche en santé du Québec, Fonds de recherche sur la société et la culture, và Hội đồng khoa học xã hội và nghiên cứu nhân văn tài trợ.

Tham khảo:
Gatti et al. Latrogenic effect of juvenile justice. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 2009; DOI: 10.1111/j.1469-7610.2008.02057.x

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 775