Hãy năng nói chuyện với bé

  •  
  • 686

Đôi lúc người lớn chúng ta cảm thấy thật nực cười khi nói chuyện với một đứa trẻ mới sinh nhưng rất ít người trong chúng ta biết rằng mình có thể giúp những đứa trẻ mà mình yêu quý biết nói sớm hơn nếu nói chuyện với chúng như một đứa trẻ khác.

Hãy năng nói chuyện với bé

(Ảnh: georgetown)

Điều này đã được khẳng định bằng một nghiên cứu mới đây của giáo sư tâm lý Erik Thiessen thuộc trường Đại học Carnegie Mellon đăng trên tạp chí Trẻ thơ.

Đa số người lớn thường nói chuyện với trẻ mới sinh theo cách thường được gọi là "nói trực tiếp", tức là sử dụng những câu ngắn và đơn giản kết hợp với trọng âm và giọng được đẩy lên cao. Từ lâu đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng đây là cách nói chuyện mà thu hút được sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, tác dụng của cách "giao tiếp" này không chỉ dừng ở đó.

Nghiên cứu của giáo sư Thiessen còn phát hiện rằng so với cách nói chuyện của người lớn thông thường thì cách nói chuyện đặc biệt này còn có thể giúp trẻ học được các từ nhanh hơn. Trong một loạt những thực nghiệm, giáo sư và đồng nghiệp của mình đã cho những đứa trẻ được 8 tháng tuổi nghe trực tiếp những lời giao tiếp được nói trôi chảy với trọng âm và giọng không được đẩy lên cao. Sau 2 phút thì những đứa trẻ đó có thể học được các từ nhưng lại chậm hơn so với những đứa trẻ được nghe những lời giao tiếp tương tự nhưng được nói với giọng và trọng âm cao phù hợp với trẻ.

Phát hiện mới này của giáo sư Thiessen còn giải thích được vì sao nhiều người trưởng thành phải rất vất vả mới học được một ngoại ngữ dù người đó có thể rất thành thạo trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Có thể kết luận rằng trẻ em học nói từ những câu nói hỗn tạp mà chúng nghe được và nhiều nhà khoa học tin rằng chúng có khả năng học ngôn ngữ nhanh hơn người lớn.

Giáo sư Thiessen nói: "Học một ngôn ngữ là điều thiết yếu đối với mọi đứa trẻ bởi giao tiếp là một hoạt động cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của chúng sau này. Điều thú vị là ngưòi lớn chúng ta có thể giúp chúng học nói nhanh hơn nhờ cách giao tiếp đặc biệt với trẻ con mà ta vẫn thường áp dụng".

Theo VTV
  • 686