Heo và những ứng dụng trong y - sinh học

  •  
  • 1.915

Con heo là gia súc quen thuộc đối với mọi người. Thịt heo là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày, nhất là vào dịp giỗ Tết. Trong lĩnh vực y-sinh học, con heo còn có nhiều ứng dụng giúp ích cho nhân loại.

Những ứng dụng trong y - sinh học của loài heo

Dùng phủ tạng heo ghép cho người

Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nhiều nghiên cứu có thể làm biến đổi gen của các cơ quan nội tạng heo mà theo đó có khả năng ngăn chặn những virus có thể lây bệnh cho con người.

Heo và những ứng dụng trong y - sinh học
Ảnh minh họa.

Hiện nay những nhà khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu để tiến hành vô hiệu hóa những loại virus gây bệnh từ nội tạng heo nếu được để đưa vào thay thế cơ quan nội tạng của con người nhưng chưa nghiên cứu nào thành công.

Việc biến đổi gen của heo để có thể sử dụng cấy ghép cho con người được coi như một bước tiến mới trong ngành khoa học cấy ghép nội tạng giữa các giống loài.

Theo đó một loại virus có tên khoa học là PERV được xác định hơn một thập kỷ này là loại virus sẽ gây bệnh cho người nếu như chúng xâm nhập vào cơ thể của bệnh nhân.

Và vấn đề liên quan đến hơn 60 loại virus PERV đã được nhóm nghiên cứu của trường y Harvarg ở Bostom giải quyết.

Kết quả đã được báo cáo trong hội thảo khoa học của Viện hàn lâm khoa học Quốc gia Mỹ và đã được đăng trên tạp chí Nature ngày 9/10.

Theo kết quả nghiên cứu mới này, tim, thận và gan của heo có thể đưa vào cơ thể người nếu đã trải qua quá trình biến đồi, chúng là những cơ quan nội tạng có kích thước gần với người và có thể cấy ghép.

Mặc dù vậy, nghiên cứu này vẫn cần thêm thời gian trước khi có thể thực hiện ứng dụng trong thực tế.

Dùng da heo trị bỏng

Các bác sĩ ở Đại học Tổng hợp Hồng Công đã thành công trong việc dùng da heo để che phủ tạm thời vết bỏng cho đến khi da của nạn nhân phát triển trở lại. Họ dùng da heo tươi như “lớp áo” trong khoảng 18 ngày trước khi cơ thể đào thải và nó có tác dụng ngăn chặn các biến chứng. Sau đó, các bác sĩ sử dụng một kỹ thuật rất phổ biến ở Mỹ là nuôi những mảnh da có bề dày khác nhau từ tế bào da của chính bệnh nhân. Các mảnh da này sẽ được dùng để che phủ vết thương cho người bị bỏng.

Heo phát quang

Heo và những ứng dụng trong y - sinh học

Đầu năm 2006, các nhà khoa học Đài Loan công bố đã nhân giống được 3 con heo có thể phát quang trong bóng tối, sử dụng ADN của sứa. Chúng có thể phát ra ánh sáng màu xanh lá cây từ đầu đến đuôi, từ trong ra ngoài, kể cả nội tạng như tim, gan, phổi... Theo nhóm nghiên cứu, cơ thể heo phát quang hoạt động bình thường. Số heo phát quang này được dùng để nghiên cứu về bệnh ở người.

Nếu tế bào gốc của chúng được tiêm vào các động vật khác, các nhà khoa học có thể dễ dàng theo dõi và nhận dạng ra tế bào ấy. Các nhà khoa học Đài Loan dự định nhân giống 3 con heo trên với heo bình thường khác để tạo ra giống mới. Và như thế sẽ có thêm nhiều giống heo phát quang sử dụng cho mục đích y-sinh học.

Heo biến đổi gien có khả năng chữa ung thư

Viện MGenbio và Đại học Chungnam của Hàn Quốc đã hợp tác nghiên cứu và phát triển thành công giống heo biến đổi gien có thể sản xuất protein có khả năng chống lại bệnh ung thư. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nhân bản heo có thể sản xuất chất có chứa các nhân tố GM-CSF. Nhân tố này được cho có khả năng chữa trị bệnh bạch cầu và thiếu máu hoặc những người bệnh có lượng tế bào bạch cầu thấp trong quá trình điều trị ung thư.

Tổng hợp
  • 1.915