Hiện tượng say sóng sẽ hoàn toàn biến mất nếu mọi con thuyền đều lắp thiết bị này!

  •   4,25
  • 3.326

Sự chồng chềnh và hệ quả là hiện tượng say sóng, có lẽ chính là một trong những điều bất tiện lớn nhất khi di chuyển bằng các phương tiện đường thủy. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ sớm chỉ còn là quá khứ, khi mọi tàu thuyền đều được lắp đặt một quả cầu kim loại đặc biệt mang tên “Seakeeper”!

Với hình dáng tương tự một quả cầu bằng kim loại cỡ lớn, thiết bị mang tên “Seakeeper” chính là một bước tiến mới về công nghệ, trong lĩnh vực sản xuất tàu thuyền.

Seakeeper
Thiết bị này là một con quay hồi chuyển nặng khoảng 181kg.

Về bản chất, thiết bị này là một con quay hồi chuyển nặng khoảng 181kg, có thể lắp đặt vừa trên hầu hết mọi con thuyền cỡ vừa, để hạn chế sự chồng chềnh, do sóng biển tạo ra. Từ đó, giúp hạn chế tối đa cảm giác say sóng, cũng như sự bất tiện trong các chuyến hành trình đường thủy cho hành khách.

Bí mật công nghệ của Seakeeper chính là một bánh đà nằm bên trong quả cầu. Khi được khởi động, bánh đà này sẽ quay với tốc khoảng 896km/h, giúp triệt tiêu đến 95% các chuyển động lắc lư về hai bên sườn, tạo sự ổn định cho con thuyền.

Rào cản lớn nhất để một thiết bị tuyệt vời như Seakeeper có thể phổ cập cho tất cả mọi tàu thuyền vẫn chính là giá thành. Bởi giá khởi điểm cho một sản phẩm Seakeeper, ở thời điểm hiện tại, lên đến 30.000 USD (gần 700 triệu đồng)!

Say sóng là gì?

Say sóng là một hiện tượng xuất hiện khi bộ não nhận được những dữ kiện sai lệch từ môi trường bên ngoài. Để hoàn thành nhiệm vụ giữ cho thân mình được thăng bằng (không ngả nghiêng), hệ thống cảm nhận của cơ thể không ngừng thu nhận những dữ kiện từ môi trường chung quanh và gởi những dữ kiện này về một bộ phận nằm bên trong lỗ tai.

Bộ phận này có chức năng giống như một máy điện toán, nó sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự và chuyển lên óc. Sự say sóng xảy ra khi các dữ kiện chuyển từ bộ phận này lên óc không giống như các dữ kiện mà mắt nhìn thấy. Khi bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt thì có lẽ đã hơi trễ trong việc tìm cách chặn đứng cơn say sóng lại, cơn nôn mửa có thể tiếp nối chỉ trong một vài phút sau.

Cập nhật: 12/07/2019 Theo Dân Trí
  • 4,25
  • 3.326