Hình ảnh cực hiếm của em bé có chân phát triển ngoài tử cung

  •  
  • 1.460

Một trường hợp mang thai hiếm hoi ở Pháp có ảnh siêu âm cho thấy chân của em bé đang thò ra khỏi thành tử cung của người mẹ.

Khi nhìn vào hình ảnh trên, bạn sẽ nhìn thấy ngay được rằng đứa bé này đang đá chân phải ra khỏi tử cung của người mẹ. Hiện tượng hiếm hoi này vô cùng nguy hiểm vì kết quả quét cộng hưởng từ MRI cho thấy rằng nguyên nhân không nằm ở đứa bé.

Bà mẹ đang mang thai 33 tuổi này đã có một vết rách tử cung dài khoảng 2,5cm và nó ngày càng mở rộng. Qua vết rách, một phần của túi ối có kích thước 19x12x9cm đã trào ra ngoài. Túi ối là một màng trong suốt chứa đầy chất lỏng dinh dưỡng nằm trong tử cung. Đây là nơi bảo bọc thai nhi sinh trưởng và phát triển. Hệ quả là chân của em bé đến trên đầu gối một chút đã thò ra ngoài thành tử cung và có thể tự do đạp trong bụng người mẹ.

Nhưng người phụ nữ này lại không có bất kì triệu chứng nào bộc lộ ra ngoài về sự cố nguy hiểm đang xảy ra trong bụng cô. Cô ấy không hề hay biết về tình trạng của mình cho đến khi cô tiến hành siêu âm định kì vào tuần thứ 22.

Theo tiến sĩ , Giám đốc điều hành tại Bệnh viện Đại học Angers (Pháp), ông chưa bao giờ thấy một trường hợp kỳ lạ nào như thế này trước đây.

Các bác sĩ tin rằng, 5 lần mổ đẻ trước đó của người mẹ đã khiến thành tử cung bị yếu nghiêm trọng.
Các bác sĩ tin rằng, 5 lần mổ đẻ trước đó của người mẹ đã khiến thành tử cung bị yếu nghiêm trọng. (Nguồn ảnh: Thời báo y học New England).

Tình trạng này là "một điều cực kỳ hiếm", Bouet tuyên bố trên tờ Science. Mới chỉ có 26 trường hợp được ghi nhận trong trong hồ sơ y khoa trên toàn thế giới từ trước đến nay.

Các bác sĩ cho biết đây là lần mang thai thứ sáu của người phụ nữ này. Trong tất cả năm lần mang thai trước, cô đều tiến hành sinh mổ.

Chính vì vậy, hậu quả dai dẵng từ các ca sinh mổ đã khiến cho người phụ nữ này có một tỷ lệ cao xuất hiện các vết rách trên thành tử cung. Dường như những ca sinh mổ trước đó đã làm suy yếu thành tử cung của cô. Tuy nhiên, có một điểm cần phải chú ý. Đó chính là vết rách không xuất hiện tại đúng vị trí đã từng rạch mổ trước đó.

Nguyên nhân là vì khu vực tử cung bị sẹo sau khi mổ đã dày lên và khá dẻo dai. Nhưng những vùng xung quanh vết sẹo này lại vô cùng mỏng manh, Bouet nói. Khi tử cung chịu áp lực trong quá trình mang thai, nó sẽ hình thành nên những vết rách.

Khi phát hiện ra vết rách tử cung và hiện tượng túi ối tràn ra ngoài, các bác sĩ đã thông báo với phụ nữ này và chồng của cô về những rủi ro có thể xảy ra, bao gồm việc xuất hiện thêm những vết rách tử cung khác, sinh non và biến chứng nghiêm trọng có tên là nhau thai accreta, một sự cố nhau thai không tách ra khỏi thành tử cung sau khi sinh.

Túi ối cũng có thể sẽ bị vỡ. Nếu điều này xảy ra, các bác sĩ sẽ phải thực hiện quá trình mổ khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu túi ối bị vỡ quá sớm, tỷ lệ sống sót của thai nhi là rất thấp.

Những hình ảnh siêu âm tiếp theo ở tuần 30 cho thấy vết rách đã đã tăng lên và thậm chí cơ thể của em bé lúc nào lọt ra ngoài tử cung nhiều hơn. Do mức độ nghiêm trọng của tình hình, và nguy cơ cho cả em bé và người mẹ, các bác sĩ đã quyết định mổ đẻ sớm ở tuần 30. Rất may một bé trai khỏe mạnh nặng 1,4kg đã chào đời.

Sau khi sinh, thành tử cung của người mẹ và túi ối thoát vị đã được điều trị. Trong lần kiểm tra 6 tháng gần đây nhất, sức khỏe của cả người mẹ mẹ và em bé đều ổn định.

Cập nhật: 03/01/2017 Theo khampha
  • 1.460