Hít một số mùi hương độc hại trên ôtô khoảng 20 phút/ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư?

  •  
  • 526

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ tiết lộ, những người tiếp xúc quá nhiều và quá lâu với một số mùi hóa chất trong xe hơi có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.

Cụ thể các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California, Riverside đã sử dụng ước tính thời gian đi lại của mọi người thông qua dữ liệu điều tra dân số Mỹ, sau đó sử dụng phép đo các chất hóa học trong nhiều nghiên cứu trước đó để đi tới kết luận cuối cùng. Theo đó, việc ngồi trong xe lâu quá 20 phút có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc với ít nhất hai chất gây ung thư cao thường tồn dư sau quá trình sản xuất xe hơi.

Một chiếc xe hơi mới thường có mùi đặc trưng. Mùi đó chủ yếu từ nội thất bên trong xe
Một chiếc xe hơi mới thường có mùi đặc trưng. Mùi đó chủ yếu từ nội thất bên trong xe.

Thoạt nghe đây có vẻ là một thông tin đáng lo ngại đối với những người phải thường xuyên di chuyển trên xe hơi. Tuy nhiên bạn đừng quá lo vì còn có những yếu tố khác chi phối những chất độc hại này.

Một chiếc xe hơi mới thường có mùi đặc trưng. Mùi đó chủ yếu từ nội thất bên trong xe. Đó là vật liệu lắp ráp ôtô, bao gồm nhựa cứng hoặc nhựa mềm, chất kết dính, vải dệt hoặc xốp,…và chúng đều chứa một số hóa chất có thể bay hơi và tỏa từ từ vào không khí.

Theo nhà nghiên cứu David Volz từ Đại học California Riverside, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Những hóa chất này rất dễ bay hơi, di chuyển dễ dàng từ nhựa và vải sợi qua không khí mà bạn đang hít thở".

Các hóa chất tích tụ trong xe hơi cũng là một mối lo đáng quan tâm.
Các hóa chất tích tụ trong xe hơi cũng là một mối lo đáng quan tâm.

Nếu bạn chưa biết, các hợp chất dễ bay hơi có thể tích tụ trong không gian nhỏ, chẳng hạn như bên trong ôtô, trừ khi bạn mở cửa sổ xe hơi để đón gió trời.

Mặc dù nhiều nghiên cứu cho đến nay vẫn thường tập trung vào tình trạng ô nhiễm không khí ở ngoài trời hoặc môi trường trong nhà, chủ yếu là nơi làm việc và nhà ở. Nhưng nghiên cứu mới nhất cho thấy, các hóa chất tích tụ trong xe hơi cũng là một mối lo đáng quan tâm.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tập trung ước tính thời điểm khi một người tiếp xúc với các chất gây ung thư để biết khi nào thì họ vượt ngưỡng an toàn. Phân tích được thực hiện dựa trên thời gian một người ở trong xe cho đến khi xuống xe, kết hợp với đó là mức độ của 5 chất hóa học được phát hiện trong ôtô từ nhiều nghiên cứu trước đó.

Tiếp xúc quá 20 phút với các hóa chất độc hại tồn dư trong xe hơi làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Các nhà nghiên cứu dự đoán, việc tiếp xúc hàng ngày với hai trong số năm hóa chất trong nghiên cứu là benzen và formaldehyde quá 20 phút có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Mặc dù hai hóa chất này không phải hiếm gặp nhưng người ta đôi khi quên đi tác hại của chúng. Benzen được tìm thấy trong cao su và thuốc nhuộm. Trong khi formaldehyde được sử dụng trong thảm và sơn.

Nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Nghiên cứu của chúng tôi làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc hít phải benzen và formaldehyde, đặc biệt với những người thường dành nhiều thời gian trên xe và hay phải chờ đợi trong xe vì tắc nghẽn giao thông".

Tác giả chính của nghiên cứu Aalekhya Reddam cho rằng, phạm vi và mức độ tiếp xúc còn phụ thuộc vào thời gian bạn ở trong xe và lượng hợp chất mà xe thải ra. Ngoài ra nó cũng phụ thuộc khá nhiều vào tuổi đời của chiếc xe và nhiệt độ môi trường xung quanh.

Nói cách khác, ngay cả khi hai hóa chất này được liệt vào danh sách chất gây ung thư, điều đó không đồng nghĩa với việc nó sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe mà còn phụ thuộc khá nhiều vào mức độ tiếp xúc và tần suất.

Việc hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại là cách tốt nhất giúp giảm thiểu mọi nguy cơ.
Việc hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại là cách tốt nhất giúp giảm thiểu mọi nguy cơ.

Ngay cả những chất gây ung thư đã biết cũng không có khả năng gây ung thư nếu như mức độ tiếp xúc chưa vượt quá ngưỡng giới hạn. Việc hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại là cách tốt nhất giúp giảm thiểu mọi nguy cơ. Nếu bạn chưa biết thì còn có rất nhiều yếu tố dẫn tới ung thư, ví dụ như lười vận động, béo phì và thiếu ngủ, các yếu tố liên quan đến ăn uống,…

Nhưng một số người không có lựa chọn nào khác ngoài việc di chuyển bằng ôtô vì họ hữu xe riêng hoặc là tài xế taxi. Vì vậy giải pháp căn cơ cho vấn đề này theo các nhà khoa học, đó là kêu gọi các nhà sản xuất xe hơi sớm thay thế một số hóa chất độc hại như benzen và formaldehyde trong dây chuyền sản xuất.

Một số giải pháp đơn giản khác được khuyến khích là nên mở cửa sổ khi lái xe nếu môi trường bên ngoài không quá bụi bặm, ô nhiễm hoặc có mưa. Mở cửa sổ sẽ phần nào giúp các mùi độc hại có thể bay ra ngoài và không khí có thể lưu thông trong xe. Cuối cùng là việc chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc đi xe đạp ở những quãng ngắn.

Cập nhật: 01/03/2021 Theo VnReview
  • 526