Một hoá thạch còn nguyên vẹn của một con khủng long 150 triệu tuổi mới được phát hiện ở miền nam nước Đức đã khiến các nhà khoa học phải suy nghĩ lại về sự ra đời và phát triển của lông vũ.
|
Mô hình khủng long ở Đức. (Ảnh: AFP)
|
Bộ hoá thạch hoàn chỉnh của một con khủng long có kích cỡ bằng con gà có tên
Juravenator được tìm thấy trong một tảng đá vôi. Nhưng không giống các thành viên khác của nhóm khủng long ăn thịt 2 chân có tên là
coelurosaurs, con vật này lại không có lông.
"
Nó chắc chắn là một con khủng long mới chưa từng được biết tới", Ursula Gohlich, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Munich, Đức, nói.
Dấu tích của những con khủng long nhỏ bé thời kỷ Jura muộn cũng rất hiếm có. Hoá thạch mới này gần như hoàn chỉnh, ngoài phần đuôi bị mất, cho thấy mô mềm và dấu ấn của da nhưng lại không có dấu vết của lông.
"
Các nhà khoa học đã cho rằng mọi đại diện của nhóm khủng long coelurosaurs đều có lông", Gohlich nói. "
Nay chúng ta đã có một con khủng long xinh xắn thuộc về nhóm này nhưng lại không có lông. Đó thực sự là một vấn đề".
Lông được cho là tiến hoá từ rất sớm ở khủng long
coelurosaur. Tất cả thành viên của nhóm này đều có lông. Nhưng Gohlich và Luis Chiappe, tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở Los Angeles, California, tin rằng sự tiến hoá của lông có thể phức tạp hơn người ta nghĩ.
Lông có thể đã ra đời sớm nhưng sau đó lại được thay thế bởi vảy ở một số sinh vật khi nó trở nên không cần thiết. "Một
khả năng khác là một số đại diện của coelurosaur không được lông bao phủ toàn phần mà chỉ ở một số vùng", Gohlich nói.
Con vật
Juravenator mới được phát hiện còn rất bé nên có thể chưa đủ lớn để mọc lông. Nhưng Gohlich cho rằng bất kể tuổi tác, nó rất ít khả năng có lông.
Con chim cổ nhất được biết tới,
Archaeopteryx, cũng được tìm thấy ở miền nam nước Đức. Nó sống cách đây 150 triệu năm và có lông, nhưng người ta vẫn chưa rõ lông được dùng để bay hay để giữ ấm.
M.T.