Hội An lần đầu tiên xuất hiện trên trang chủ Google Việt Nam, lý do "gã khổng lồ" tôn vinh phố cổ tuyệt đẹp này là gì?
Ngày 16/7/2019, tức ngày 14/6 Âm lịch, các nghệ sĩ nhóm Doodle của Google đã thiết kế hình ảnh một Hội An tuyệt đẹp, quyến rũ dưới ánh Trăng rằm trong Lễ hội Đèn lồng để tôn vinh một phố cổ mà theo "gã khổng lồ" miêu tả là vẫn giữ được nét cổ kính riêng trong nhiều thế kỷ.
Hình ảnh Hội An xuất hiện đầy quyến rũ cùng ánh Trăng trên trang chủ Google Việt Nam ngày 16/7/2019. (Ảnh: Google Doodle).
Đối với du khách yêu mến phố cổ Hội An trong nước và khắp thế giới, khi đến miền đất quyến rũ này đều không thể quên hình ảnh Hội An hiện lên đẹp đẽ, thơ mộng của những đêm phố cổ bừng sáng trong Lễ hội Đèn lồng.
Vào các ngày 14 âm lịch hàng tháng, dưới ánh Trăng rằm, người dân phố cổ Hội An đều tổ chức Lễ hội Đèn lồng lung linh. Khi ấy, ai ai cũng thắp nhang, tắt điện rồi thắp sáng những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc dọc các con phố nhỏ xinh.
Cứ thế... cứ thế... hàng trăm chiếc đèn lồng màu sắc rực rỡ sẽ trở thành dải sáng lung linh, làm bừng sáng cả khu phố cổ trong sắc vàng dìu dịu.
Ảnh sưu tầm: Internet
Ảnh sưu tầm: Internet
Cái tên Hội An có nghĩa là "nơi gặp gỡ thanh bình". Thực vậy, phố cổ của người Quảng Nam đẹp bình dị đến lạ. Người dân tổ chức Lễ hội Đèn lồng hàng tháng nhằm nguyện cầu những điều hạnh phúc, tốt lành đến người thân, bạn bè.
Khi Mặt Trời khuất dần sau những ngôi nhà cổ kính, đó cũng là lúc người dân nơi hai bờ sông thả đèn hoa đăng đầy màu sắc xuống dòng nước trôi nhè nhẹ, tạo thành một dải ánh sáng lung linh trong đêm hoa đăng.
Ảnh sưu tầm: Internet
Ảnh sưu tầm: Internet
Nằm ở bờ bắc của con sông Thu Bồn, ngay tại nơi nó đổ ra Biển Đông, Hội An là một trong những thương cảng quốc tế sầm uất nhất ở Đông Nam Á từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19.
Trước đây, Hội An là nơi giao lưu buôn bán tập nập của giới thương nhân từ khắp châu Á đến châu Âu. Các mặt hàng phổ biến bao gồm quế, nhân sâm, hàng dệt may, gốm sứ...
Vào những năm 1600, các tàu Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Pháp, Anh và Mỹ cập bến rồi rời đi sau khi mua bán được những mặt hàng ưng ý, trong khi đó, các thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản thuê những ngôi nhà bên bờ sông của Hội An để tiện việc giao thương.
Về sau, việc kinh doanh giảm dần khi phù sa tích tụ dần trên sông khiến các tàu lớn khó di chuyển hơn. Thế nhưng không vì thế mà Hội An mất đi vẻ đẹp cổ kính khó cưỡng của mình qua thời gian.
Ảnh sưu tầm: Internet
Các thương nhân Nhật Bản thế kỷ 17 đã xây dựng ngôi chùa bằng gỗ sơn mài, hay chùa Cầu, với các lối vào được bảo vệ bởi các bức tượng của khỉ và chó.
Hàng trăm tòa nhà khung gỗ và các ngôi đền Trung Quốc nằm trên những con đường hẹp hiện đang được các sử gia và các nhà làm phim ưa chuộng, tìm cách trải nghiệm và tìm lại thời kỳ đã qua.
Năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.