In tế bào máu bằng công nghệ 3D

  •  
  • 749

Các nhà khoa học hy vọng một kỹ thuật mới giúp in ra các tế bào máu nhân tạo sẽ sớm trở thành thứ công cụ quan trọng hỗ trợ cho những nỗ lực nhằm cứu sống con người.

Các tế bào máu nhân tạo đóng vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển của lĩnh vực cấy ghép nội tạng nhân tạo, khi mà các cơ quan nhân tạo luôn trong tình trạng thiếu mạng lưới mạch máu cần thiết để hoạt động.

Được thiết kế bởi những nhà khoa học tại Viện Fraunhofer (Đức), công nghệ này cho phép in các phân tử sinh học nhân tạo bằng máy in phun 3D, sau đó dùng laser để biến các phân tử này thành hình dạng giống mạch máu với các mạch nhân tạo có hai lớp và có thể hình thành cấu trúc phân nhánh phức tạp như thông thường.

“Chúng tôi đang thiết lập cơ sở cho việc áp dụng một cách nhanh chóng nguyên mẫu của những vật liệu sinh học đàn hồi và hữu cơ”, Gunter Tovar, quản lý dự án cho biết. “Hệ thống mạch máu mà công nghệ này đem lại thật tuyệt vời, nhưng chắc chắn đây không phải là điều duy nhất nó có thể”, ông nói thêm.

In tế bào máu có thể là bước tiến đầu tiên hướng tới sự phát triển của lĩnh vực cấy ghép nội tạng nhân tạo.
In tế bào máu có thể là bước tiến đầu tiên hướng tới sự phát triển của lĩnh vực cấy ghép nội tạng nhân tạo.

Máy in phun 3D có khả năng tạo ra các chất rắn hình dạng 3 chiều rất nhanh chóng. Nó áp dụng với loại vật chất có hình dạng các lớp rõ ràng và các lớp ấy liên kết hóa học nhờ bức xạ tia cực tím.

Điều này tuy đã tạo ra những cấu trúc rất nhỏ, nhưng công nghệ in 3D vẫn chưa thực hiện chính xác với các cấu trúc của mao mạch. Đây là lý do tại sao các nhà nghiên cứu cần laser. Tia laser tác động và kích thích liên kết phân tử xảy ra. Cách này mang lại độ chính xác cao. Những mạch máu sau đó đều có khả năng đàn hồi và tương tác với mô tự nhiên.

Nhóm khoa học ở Viện Fraunhofer cho biết công nghệ này vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, nó sẽ sớm được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống.

Theo Livescience, Đất Việt
  • 749