Khám lâm sàng và cận lâm sàng là gì?

  •  
  • 20.461

Hai thuật ngữ khám lâm sàng và cận lâm sàng rất quen thuộc khi mọi người đi kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán bệnh. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khám lâm sàng và cận lâm sàng là gì. Tìm hiểu về điều này qua bài viết sau để có thêm kiến thức y khoa cần thiết.

Như thế nào là khám lâm sàng và cận lâm sàng?

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám ban đầu theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường thông qua quan sát, nghe, sờ, gõ… và chưa có can thiệp bằng xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh.

Khám lâm sàng được sử dụng khi thăm khám tất cả các bệnh, hỗ trợ bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh. Bước khám này cho biết tình trạng bệnh ban đầu, nguy cơ mắc bệnh và có thể tìm ra nguyên nhan gây bệnh.

Khám cận lâm sàng

Khám sức khỏe cận lâm sàng là một khâu nằm trong quy trình khám sức khỏe định kỳ, nó bao gồm nhiều kỹ thuật như: Chụp X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),…Kỹ thuật y học cận lâm sàng là sự hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Khám lâm sàng được sử dụng khi thăm khám tất cả các bệnh
Khám lâm sàng được sử dụng khi thăm khám tất cả các bệnh.

Khi nào cần khám lâm sàng và cận lâm sàng?

Các xét nghiệm và kỹ thuật khám sức khỏe cận lâm sàng được sử dụng trong khâu chẩn đoán bệnh chuyên sâu.

Khám lâm sàng áp dụng khi nào?

Khám lâm sàng áp dụng vào bước đầu của quá trình thăm khám, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường qua quan sát, tiếp xúc…Khi có các dấu hiệu bất thường của cơ thể, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám lâm sàng nhằm phát hiện và chẩn đoán các bất thường này. Ngoài ra, khám lâm sàng cũng được áp dụng trong các đợt khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm.

Khám cận lâm sàng áp dụng khi nào?

Các xét nghiệm và kỹ thuật khám sức khỏe cận lâm sàng được sử dụng trong khâu chẩn đoán bệnh chuyên sâu. Khám cận lâm sàng đóng vai trò quan trọng, quyết định tính chính xác của việc chẩn đoán bệnh. Đồng thời, kỹ thuật khám sức khỏe cận lâm sàng là danh mục không thể thiếu trong khám sức khỏe định kỳ nhằm dự báo sớm nguy cơ mắc bệnh.

Khám lâm sàng và cận lâm sàng gồm những gì?

Xét nghiệm máu là một trong các phần khám cận lâm sàng vô cùng quan trọng.

Danh mục khám lâm sàng

  • Khám nội tổng quát: Khám thể lực, phát hiện bệnh ý về thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, nội tiết…
  • Khám tai mũi họng
  • Khám răng hàm mặt
  • Khám da liễu
  • Khám mắt
  • Khám phụ khoa (với nữ)
  • Khám ngoại khoa

Danh mục khám cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu 18 công thức: giúp phát hiện các bệnh lý về máu; kiểm tra và phát hiện các bệnh lý thận, tiết niệu; các bệnh về gan; phát hiện các rối loạn chuyển hóa glucose, phát hiện, theo dõi bệnh tiểu đường; phát hiện virus viêm gan B; virus viêm gan C; xét nghiệm HIV; tầm soát và theo dõi bệnh gout; kiểm tra lượng mỡ máu nhằm phát hiện rối loạn mỡ máu: bệnh tăng lipid máu, nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
  • Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số: giúp phát hiện các bệnh về hệ sinh dục, bệnh tiết niệu, bệnh lý thận – tiết niệu.
  • Soi tươi dịch âm đạo giúp phát hiện các bệnh viêm nhiễm sinh dục ở nữ.
  • Điện tâm đồ: giúp phát hiện tổn thương cơ tim và rối loạn nhịp tim
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang tim phổi, siêu âm ổ bụng.
Cập nhật: 28/02/2018 Theo benhvienthucuc
  • 20.461