Người Ai Cập cổ đã dùng công cụ gì để xây dựng các kim tự tháp vĩ đại ở Giza, đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, một khám phá gần đây có thể đã làm sáng tỏ cách các nhà xây dựng cổ đại quản lý để đặt các khối đá khổng lồ lại với nhau.
Phát hiện của nhà khảo cổ học Pierre Tallet và nhóm của ông cho thấy rằng không chỉ Ai Cập mà cả bán đảo Sinai lân cận cũng tham gia vào xây dựng Kim tự tháp Giza.
Bí ẩn về kỹ thuật xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập chưa bao giờ có hồi kết.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một công cụ, được cho là được sử dụng để định hình các khối đá lớn nằm ở gần thị trấn cảng Wadi al-Jarf, họ cũng có thể truy tìm nguồn gốc của đồng cần thiết cho dự án xây dựng. Đội khảo cổ đã khai quật được các bằng chứng của một cầu cảng cổ xưa nằm cách đó vài km.
Đội ngũ của Pierre Pierre đã tìm ra cầu cảng khi thủy triều xuống. Nó kéo dài 200m nhìn theo hình chữ L. Bến cảng này được xây dựng đủ lớn để bảo vệ một đội tàu chở hàng sẽ đi đến bán đảo Sinai.
Bản thân ngay chính các nhà nghiên cứu cũng gọi phát hiện của mình là một khám phá hoàn toàn khó tin vì đó chính là bến cảng nhân tạo cổ xưa nhất từng được tìm thấy trên thế giới.
Theo Pierre Pierre, cầu tàu không được che chắn đã tồn tại kéo dài ít nhất bốn thiên niên kỷ kể từ thời điểm xây dựng. Ông cũng lưu ý rằng nhóm của mình đã phát hiện ra khoảng 25 chiếc neo ở dưới cùng của bến cảng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nó được sử dụng riêng để cung cấp đồng, cần thiết để chế tạo các công cụ trong dự án xây dựng. Pierre Pierre đã tái tạo tuyến đường rõ ràng, bao gồm thành phố Sinai, nơi khai thác vật liệu, cảng ở Wadi al-Jarf và địa điểm xa xôi của đại Kim tự tháp Giza.