Được mệnh danh là "quốc gia hạnh phúc nhất thế giới", ngày lễ đón năm mới của Bhutan cũng chứa đầy những phong tục độc đáo và thú vị.
Theo quan niệm của những người dân sinh sống tại Bhutan, ngày lễ đón năm mới hay còn được gọi là "Losar" đóng một vai trò tối quan trọng trong văn hóa của quốc gia này. Theo đó, từ "Losar" được kết tinh tinh từ "lo" có nghĩa là "mới" và "sar" có nghĩa là "năm", được gọi là Tết của người Bhutan, được tổ chức vào khoảng giữa tháng 2 và tháng 3, dựa trên Phật lịch.
Cũng giống như lễ đón năm mới dương lịch hay âm lịch của nhiều đất nước khác trên thế giới, đây cũng là thời điểm đoàn tụ gia đình, củng cố các nghi lễ và các giá trị văn hóa của mọi người. Qua đó cũng là khoảng thời gian những phong tục, tập quán độc đáo của quốc gia được mệnh danh "hạnh phúc nhất thế giới" này được thể hiện rõ nét nhất.
Ngày Tết của người Bhutan có nhiều nét thú vị.
Năm mới Losar bắt đầu với Đêm giao thừa hay còn gọi là "Nyi Shu Gu". Cũng giống như các quốc gia châu Á khác, thời điểm đón Tết của quốc gia này thường kéo dài đến hai tuần, tuy nhiên, ba ngày đầu tiên của năm mới được coi là quan trọng nhất.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Tết Nguyên đán của người và Losar tại Bhutan là thời điểm diễn ra. Như đã nói ở trên, Losar được tổ chức theo lịch Phật còn Tết Nguyên đán sẽ dựa trên âm lịch, tính theo chu kỳ của mặt trăng. Do đó, thay vì bắt đầu vào ngày 21/01/2023 dương lịch như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore,...Losar năm nay sẽ bắt đầu vào ngày 21/2/2023 dương lịch.
Người dân Bhutan tổ chức vô số các lễ hội độc đáo.
Khi năm mới đến, giống như hầu hết các quốc gia châu Á khác, người dân Bhutan bắt đầu chuẩn bị cho năm sắp tới bằng cách dọn dẹp nhà cửa, bỏ đi những đồ vật không sử dụng, nấu những món ăn đặc biệt, đến cầu may tại các ngôi đền gọi là "Lama Losar".
Trong thời gian này, người dân địa phương có xu hướng thêm nhiều đồ vật mới thay vì tiếp tục sử dụng những thứ cũ. Các ngôi chùa và tu viện được trang trí lộng lẫy, và các nghi lễ đặc biệt được gọi là "puja" cũng được thực hiện tại các tu viện vào dịp này.
Trong đó, đến thăm Punakha, một pháo đài đồ sộ nằm ở ngã ba của hai con sông Pho Chhu và Mo Chhu tượng trưng cho kiến trúc Phật giáo cũng là một hoạt động nổi bật vào ngày lễ của người dân Bhutan. Kể từ khi Dzong được xây dựng vào năm 1637, Tết Losar hàng năm đều diễn ra ở đó.
Punakha - Kiến trúc Phật giáo nổi tiếng tại Bhutan.
Sau đó, nhiều lễ hội sẽ được tổ chức trên khắp đất nước, nơi tràn ngập tiệc tùng, những điệu nhảy múa và ca hát. Trong đó, Lễ hội Punakha cũng được coi là sự kiện quan trọng nhất trong tất cả các lễ hội Losar được tổ chức trên khắp đất nước.
Ngoài những hoạt động kể trên, những môn thể thao như phi tiêu và bắn cung cũng là những môn thể thao mà người dân Bhutan chơi trong dịp này. Bạn có thể nghe mọi người nói "Tashi Delek" với nhau trong sự kiện đặc biệt này vì đây là lời chào của người dân địa phương như một lời chúc một năm mới may mắn và thịnh vượng.
Tết Losar của người Bhutan cũng là thời điểm để thử nhiều món ăn dân tộc độc đáo như cơm đỏ, món hầm, ớt cho đến thực đơn ngọt bao gồm bánh quy chiên, mía cắt hạt lựu và trái cây. Theo quan niệm của người dân địa phương, mía và chuối xanh phải được bày vào dịp này vì chúng mang lại sự tốt lành cho một năm sắp tới.
Ẩm thực năm mới đa dạng vào Lễ Losar.
Tại mâm cỗ Tết, những viên bột với nhiều loại nhân đặc biệt bên trong là một trong những món ăn bắt buộc phải thưởng thức và phần nhân bên trong được coi là sẽ đại diện cho những gì bạn trải qua trong năm. Ví dụ, một quả ớt bên trong có nghĩa là bạn nói nhiều trong khi một thứ gì đó màu trắng như muối hoặc gạo bên trong có nghĩa là bạn là một người tốt bụng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận được than đen bên trong, điều đó có nghĩa là trái tim của bạn đang cần được chữa lành.
Guthuk, một món mì được nấu với đa dạng các thành phần bao gồm ngũ cốc, phô mai khô, bánh quy chiên, thịt sếu đường, chuối xanh, gạo lên men, cam quýt, nhiều loại trà hay "shudre", một loại bánh ngọt thơm ngon cũng là một số món ăn khác mà bạn phải thử trong lễ hội Losar.