Châu Âu đã chính thức mời Nga tham gia sứ mệnh khám phá sao Hoả sẽ được thực hiện vào năm 2016 và 2018.
Một cái gật đầu của Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) có thể là cách duy nhất để cứu vãn các sứ mệnh có nguy cơ bị “xếp xó” vì thiếu ngân sách.
Nếu Nga đồng ý cung cấp tên lửa phóng vệ tinh vào năm 2016, sứ mệnh
nghiên cứu khí quyển và bề mặt sao Hoả sẽ khả thi về mặt tài chính
Sứ mệnh vào năm 2016 sẽ liên quan tới một vệ tinh nghiên cứu khí quyển sao Hoả, một robot cỡ lớn sẽ khám phá bề mặt hành tinh này vào năm 2018. Cả hai sứ mệnh này cũng đang được Mỹ lên kế hoạch, nhưng nước này cũng đối mặt với vấn đề kinh phí.
Nếu Nga đồng ý cung cấp tên lửa phóng vệ tinh vào năm 2016, sứ mệnh nghiên cứu khí quyển và bề mặt sao Hoả sẽ khả thi về mặt tài chính.
Tuy nhiên, Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (Esa) và Mỹ (Nasa) hiểu rằng để Roscosmos hứng thú hợp tác thì họ cần sự trao đổi ý nghĩa hơn.
Vì thế, để đổi lại, Nga sẽ có cơ hội gửi các nhà khoa học của mình tham gia vào đội nghiên cứu nếu họ đồng ý cung cấp thiết bị.
Esa, Nasa và Roscosmos đã đặt ra hạn chót vào tháng 1 năm sau để trả lời xem các bên có thoả mãn với các điều kiện hợp tác hay không.
Chương trình hợp tác khám phá sao Hoả giữa Esa và Nasa được châu Âu gọi là ExoMars. Mỹ đã tuyên bố không có khả năng cung cấp tên lửa để phóng vệ tinh vào năm 2016, còn châu Âu chưa quyên góp đủ tiền từ các quốc gia thành viên để tự mua một vệ tinh.