Vì sao không nên vung cần câu khi cá nhảy lên khỏi mặt nước? Hóa ra việc này có nguyên nhân mà ít người biết đến.
Câu cá là sở thích của nhiều người mỗi khi rảnh rỗi. Nhiều cần thủ giàu kinh nghiệm chia sẻ rằng, có ba điều không nên làm khi câu cá.
Hai điều lưu ý đầu tiên đều đề cập đến thời tiết. Nhưng lưu ý thứ ba là nhắc đến một hiện tượng. Đó là những con cá bất ngờ lật mình hoặc nhảy lên khỏi mặt nước.
Trong tình huống này, các cần thủ chuyên nghiệp khuyên rằng không nên vung cần câu để câu cá vì 3 nguyên nhân chính sau đây.
Không nên câu cá khi thấy hiện tượng cá nhảy lên khỏi mặt nước.
3 nguyên nhân không nên vung cần câu xuống khi thấy cá nhảy
Thứ nhất, cá bất ngờ nhảy lên khỏi mặt nươc là do nhu cầu sinh lý. Cụ thể, trong thời kỳ giao phối, đặc biệt khi chất lượng nước phù hợp, cá thường nhảy lên khỏi mặt nước như một cách để thu hút bạn tình. Cá nhảy lên khỏi mặt nước trong giai đoạn này là chuyện bình thường.
Hơn nữa, vào mùa sinh sản, cá thường đẻ trừng lên các thân, lá và cành cây thủy sinh ở khu vực gần mặt nước. Do đó, khi thấy cá nhảy lên khỏi mặt nước hoặc lật mình thì người câu không nên vung cần cầu vào lúc này, bởi khả năng sẽ câu trúng cá đẻ.
Có nhiều nguyên nhân khiến cá bất ngờ nhảy lên khỏi mặt nước.
Thứ hai, khi thấy cá nhảy lên khỏi mặt nước cũng có thể là chúng đang săn mồi trên mặt nước. Thực tế có một số loài cá thường săn cá nhỏ và tép ở tầng giữa và tầng nước trên. Thậm chí một số loài cá ăn tạp còn nhảy lên khỏi mặt nước để bắt côn trùng. Hoặc khi cá đột nhiên nhảy lên mặt nước có thể là do chúng đang bị "thiên địch" truy đuổi. Nhảy lên khỏi mặt nước chính là một cách giúp chúng trốn tránh sự truy đuổi của kẻ săn mồi.
Trên thực tế, phần lớn các loài cá khi gặp nguy hiểm đến tính mạng thường sẽ nhanh chóng nhảy lên khỏi mặt nước và sau đó chúng lợi dụng quán tính của trọng lực để lặn xuống nhằm trốn thoát.
Sở dĩ hai tình huống trên người câu không nên vung cần câu xuống, bởi những con cá này đang tập trung cho công việc sinh sản hoặc săn mồi. Chúng sẽ không bị thu hút để ăn bất kỳ loại mồi nào ở lưỡi câu quăng xuống. Do đó, cho dù người câu có quăng mồi xuống thì tỷ lệ bắt được cá cũng không cao.
Cá bất ngờ nhảy lên khỏi mặt nước cũng có thể do thiếu oxy.
Thứ ba, trường hợp này cá nhảy khỏi mặt nước hoặc lật mình bất ngờ là do thiếu oxy ở dưới đáy.
Khi chất lượng nước thay đổi đột ngột hoặc thậm chí nhiệt độ nước bị phân tầng rõ ràng, cá sẽ có cảm giác "bồn chồn" căng thẳng nhất định, nếu tình hình nghiêm trọng thì chúng sẽ nhảy lên.
Vào những ngày oi bức, khi áp suất không khí nên lượng oxy hòa tan (yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc sinh sống của thủy sinh vật) trong nước giảm mạnh khiến cá nước ngọt đua nhau nhảy lên khỏi mặt nước. Sở dĩ chúng làm như vậy để hấp thụ oxy hòa tan ở tầng giữa và tầng nước trên.
Ngoài ra, cũng có một nguyên nhân khác. Đó là vào những ngày có gió mạnh nên lượng oxy hòa tan ở trong nước cũng tăng lên. Việc quá nhiều oxy cũng kích thích đàn cá ở khu vực nước sâu nhảy loạn lên. Do quá hưng phấn nên những con cá này sẽ thi nhau nhảy lên khỏi mặt nước. Hiện tượng này có thể xảy ra tại các hồ chứa có diện tích mặt nước lớn.
Với trường hợp này, người câu cá không nên vung cần xuống bởi cá lúc này bị kích động và không chú ý tới các loại mồi.
Trong các ao nuôi trồng thủy sản, nếu hiện tượng cá nhảy lên trên khỏi mặt nước suốt một thời gian dài ngay cả sau khi đã bổ sung oxy và thuốc, có khả năng sẽ xảy ra hiện tượng cá chết trên diện rộng. Do đó, những người nuôi cá cần chú ý hiện tượng này.