Vào thời cổ đại, tại sao khi hành quyết các tù nhân lại rất ngoan ngoãn, hầu như không phản kháng, và có ý thức quỳ xuống để chờ lệnh chém đầu?
Hình thức hành quyết phổ biến nhất trong thời cổ đại ở Trung Quốc là chặt đầu. Và theo quy định, trước khi thi hành án tử hình, quân lính sẽ đến pháp trường trước để dọn dẹp và tiến hành những thủ tục bắt buộc.
Phạm nhân trước khi bị xử trảm sẽ bị dẫn ra ngoài đường nhằm răn đe người dân.
Trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình Trung Quốc, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng khi hành quyết, các tù nhân về cơ bản là mắt đờ đẫn, hốc hác và rất hợp tác, không hề phản kháng. Lý do chính là vì các tù nhân đã bị tra tấn đến gần chết trong tù trước khi hành quyết, việc hành quyết là một sự giải thoát cho họ.
Có ba nguyên nhân khiến phạm nhân ngoan ngoãn quỳ gối chấp nhận hình phạt:
Thứ nhất là để thể hiện tính thượng tôn của pháp luật và tôn trọng quốc gia buộc các tù nhân phải quỳ gối chấp nhận án tử hình.
Thứ hai là trước khi thi hành án tử hình, cuộc sống của phạm nhân trong trại giam không tốt, họ không chỉ bị quản giáo hành hạ mà còn bị áp lực tâm lý thường xuyên. Những người đã trải qua sự tra tấn như vậy không còn chút nghị lực và tinh thần nào muốn chống lại việc quỳ gối trước khi chết.
Phạm nhân quỳ gối chấp nhận hình phạt xử trảm vì tinh thần và sức khỏe đã suy kiệt.
Để tránh trường hợp phạm nhân bỏ trốn hoặc chống cự, đồ ăn mà cai ngục cho ăn không được ngon lắm, mục đích là làm cho phạm nhân không còn sức để trốn thoát khi hành quyết. Ngoài ra, việc thi hành án tử hình cần phải đợi đến thời gian quy định, do đó, tử tù bị giam quá lâu sẽ uể oải vì suy dinh dưỡng, biết mình sẽ bị kết án tử hình đương nhiên không có chút hy vọng sống.
Hình phạt xử trảm được hình thành từ thời nhà Ngụy và nhà Tấn, cuối cùng đã được hoàn thiện vào thời nhà Đường. Tất cả các bản án tử hình đều phải được quyết định bởi sự xem xét của hoàng đế. Ngoài ra, do mê tín thời xa xưa nên việc thi hành án tử hình chỉ được tiến hành vào một thời điểm cụ thể, có thể thấy tuy là xã hội phong kiến nhưng vẫn rất thận trọng về án tử hình.
Để duy trì uy quyền của hoàng đế và răn đe thường dân, hình phạt xử trảm dành cho phạm nhân được thực hiện nghiêm khắc nhất. Bởi vậy, những tử tù mặc dù biết rõ họ sắp chết cũng không dám phản kháng bởi họ vẫn còn những người thân trong gia đình. Bất kì sự chống đối nào của họ trên trường đi hành quyết sẽ mang lại tai họa cho người nhà.
Và nguyên nhân cuối cùng, vào thời cổ đại việc quỳ gối không phải là điều quá quan trọng, ngay cả khi đối mặt với bề trên, quỳ gối không phải là chuyện đặc biệt khó khăn. Với tử tù, tin rằng quỳ gối khi bị xử trảm có thể được trở thành một người tốt trong kiếp sau, điều này khiến họ càng không thể chống cự.