Ở mực nước biển, cân nặng của bạn sẽ nhẹ hơn chút xíu so với khi lên đỉnh núi cao, không đủ để bạn nhận ra điều đó, nhưng vẫn có thể tính được.
Cân nặng, thực chất là phép đo lực hấp lẫn lên cơ thể, tỷ lệ với tích số khối lượng của hai vật thể tác động lên nhau, trong trường hợp này là trái đất to lớn và cơ thể nhỏ xíu của bạn (khối lượng là phép đo số vật chất chứa trong cơ thể, và có giá trị không đổi dù ở các vị trí khác nhau, dù trên mặt đất hay mặt trăng. Người ta thường nhầm lẫn giữa cân nặng và khối lượng là do việc sử dụng chung một đại lượng như kilogram, pound...).
Nếu trái đất là một hình cầu hoàn hảo, với khối lượng đồng nhất ở mọi nơi, và bạn đang đứng chính xác trên bề mặt của nó, thì toàn bộ khối lượng trong bán kính của đường tròn mà bạn đứng lên đó sẽ gây ra một lực hấp dẫn lên cơ thể và tạo ra cân nặng của bạn. Tuy nhiên, khoảng cách cũng là một yếu tố. Bạn đứng càng xa so với trái đất khổng lồ, thì lực hấp dẫn tác dụng lên bạn càng nhỏ.
Ước tính, một người nặng 68,038 kg ở bề mặt trái đất sẽ chỉ nặng khoảng 68,0025 kg ở độ cao 3.000 mét trên mực nước biển.
Càng đi gần vào tâm trái đất, bạn cũng sẽ càng nhẹ đi, bởi vì chỉ có khối lượng trong vòng bán kính mà bạn đứng mới tạo ra cân nặng. Và nếu bạn có thể đào một cái hố vào đến tâm trái đất, cân nặng của bạn sẽ bằng 0, bởi toàn bộ lực hấp dẫn từ mọi phía đồng thời đều tác động lên người bạn và chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau.
T. An