Khinh khí cầu được dùng vào mục đích quân sự

  •  
  • 2.009

Bộ Quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu các mô hình quân sự tiêu biểu của thế kỷ XIX để áp dụng cho việc xây dựng lực lượng quân sự trong thế kỷ XXI. Đặc biệt trong số này phải kể tới khinh khí cầu chạy bằng xăng dầu do thám rất hiệu quả, đang được các nhà quân sự đưa vào danh mục cần thiết để phát triển quân sự của thế kỷ này.

Thông tin từ Cơ quan Phòng chống tên lửa thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, họ sẽ dành nhiều triệu USD để phát triển loại khinh khí cầu dùng nhiên liệu xăng dầu nhưng được nâng cấp ở mức độ cao. Trong số này phải kể tới siêu khinh khí cầu có quy mô lớn hơn, bay cao ở mức 65.000 feet (1F bằng 0,3038 m). Loại “máy bay siêu hiện đại” này có thể chạy bằng năng lượng mặt trời, gió, heli, mang theo thiết bị nặng tới 500 pound (1 pound = 0,454 kg).

Loại khinh khí cầu siêu hiện đại trên có tên là HAA,

Khinh khí cầu HAA

Khinh khí cầu HAA (Ảnh: galileoshipyards)

sẽ được thử nghiệm đại trà vào năm 2008. HAA có thể bay trong khoảng 500 dặm, dọc theo các bờ biển của nước Mỹ, trong khi tuần tra nó có thể phát hiện ra các loại tên lửa hiện đại phức tạp cách xa 370 dặm, có thể phát hiện tàu bè cách xa 200 dặm. Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, thiết bị này có thể hiệu quả và rẻ hơn máy bay do thám hoặc vệ tinh giám sát.

Các tập đoàn sản xuất máy bay quân sự là Lockheed Martin Corp., Raytheon Co., và Northrop Grumman Corp. đang được Lầu Năm Góc lựa chọn làm đối tác sản xuất. Thiết bị tân tiến này có thể lớn hơn 17 lần loại khinh khí cầu nhỏ, nó cũng có thể được thiết kế có mái che để cho một người ngồi quan sát. Người ngồi trong thiết bị được bảo vệ bằng các chất liệu bao quanh đặc biệt, trong khinh khí cầu cũng có “hệ thống cánh tay” có thể cản được các loại đạn pháo của đối phương.

Jeffery Mack, Giám đốc của Dự án nghiên cứu khinh khí cầu của Không lực Hoa Kỳ, cho hay, bay ở độ cao trên tương đương với tầng bình lưu thì khả năng quan sát của HAA là rất lớn, tựa như một radar siêu hạng. Hiện tại, quân sự Mỹ cũng đã sử dụng các loại khinh khí cầu dùng nhiên liệu xăng dầu quan sát tại chiến trường Afghanistan, Iraq, dọc biên giới Mỹ - Mexico, nó bay cao khoảng 10.000 feet so với mặt đất, trên thiết bị gắn nhiều thiết bị cảm biến và camera. Loại khinh khí cầu khác cũng được Israel mua, có gắn súng trường, để thám thính.

Được biết, khinh khí cầu được sản xuất và vận hành chính thức vào năm 1783, do hai anh em nhà Joseph và Etienne Montgolfier sáng chế. Những năm đầu thế kỷ XVIII khinh khí cầu được sản xuất bằng các chất liệu không tốt, yếu, dùng chủ yếu để thử nghiệm hay làm trò giải trí. Năm 1852, kỹ sư người Pháp Henri Giffard đã chế tạo được khinh khí cầu tựa như máy bay, được gắn động cơ hơi nước khổng lồ, chỉ bay trong tầm 17 dặm, tốc độ tối đa là 5 dặm/phút. Việc phát hiện ra động cơ chạy xăng dầu vào năm 1898 đã dẫn tới việc sản xuất ra khinh khí cầu chạy xăng, dầu, do kỹ sư người Brazil Alberto Santos-Dumont chế tạo.

Trong Thế chiến II, Mỹ cũng đã sử dụng khinh khí cầu vào việc hộ tống, định hướng hoạt động của tàu thuyền, tìm kiếm tàu ngầm. Chỉ duy nhất một chiếc bị bắn hạ trong chiến tranh. Năm 1943, Hải quân Mỹ cũng đã phát hiện thấy khinh khí cầu được gắn vào tàu ngầm Đức gần biển Florida. Thông thường, người ta thường sử dụng khinh khí cầu để tấn công các tàu ngầm.

Văn Minh

Theo ABC, CAND.com.vn
  • 2.009