Kho báu mất tích của hoàng đế Juba (Phần 3)

  •  
  • 3.201

Bên kia sàn của một căn phòng là những loại vũ khí sắc bén – một chiếc kiếm kim loại có khiên và rìu, cùng với một bộ thương đồng dài từ 3 đến 6 fit. Có cả áo giáp bằng đồng – miếng che ngực và che ống chân, cùng với mũ sắt. Gần đó là những bức tượng nhỏ bằng đá khắc họa những người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc, còn những người phụ nữ ăn mặc lạ kì dường như ở Carthage hay vùng Thung lũng sông Nile cổ đại.

Phần 1 -- Phần 2 -- Phần 4

 Những chiếc lọ đựng di cốt bằng đất nung hoặc đá, một số cao bằng nửa người, được đặt tại hai góc phía cuối căn phòng. Rất nhiều cái đã đổ và vỡ từ lâu làm lộ ra những thứ đựng bên trong – những cuộn giấy da viết bằng thứ ngôn ngữ bí hiểm. Rải rác nằm giữa những cái lọ này là những cái lọ được sơn màu và những cây đèn dầu nhỏ, giống như những cái gắn trên tường hành lang.

Một cái giá nằm thụt bên trong bức tường đá, có hình điêu khắc giống như các vị thần Hy Lạp, chạy xung quanh. Sát với một bức tường là một chồng đá gồm khoảng 100 phiến đá đen, nhẵn phẳng. Trên mỗi phiến đá có khắc tiểu sử của một người cũng với những dòng chữ không thể nhìn ra.

Những gương mặt của đàn ông và phụ nữ đang hoang mang (phần lớn là đàn ông giống như những người lính đội mũ sắt kiểu La Mã, hoặc có thể là những thầy tu mặc áo choàng dài) có nét mặt của người châu Âu hoặc Xemit nhưng mặc áo choàng rộng hay trang phục của dân cư đã có từ rất lâu trong lịch sử. Bước vào căn phòng kế bên cùng kích cỡ, Burrows nhận thấy trên mặt đá có vết cắt hình vòm. Lấp lánh dưới ánh sáng chiếc đèn pin là những chồng tiền vàng (về sau được xác định khoảng trên 1 tấn). Một cái vòm tương tự có một cái bát đá cỡ chừng 1 lít chứa đầy những viên kim cương chưa hề được cắt gọt.

Phiến đá khắc họa chân dung giống chúa Giê-su lấy từ hang động phía nam Illinois này có dòng chữ Do Thái Yahweh trên đỉnh; bên trái là chữ thập hình lá; bên dưới là hình chạm khắc của Alexander Helios – con trai của nữ hoàng Cleopatra, có thể là người đã dẫn đoàn người tị nạn Bắc Phi đến Bắc Mỹ vào năm 41 trước công nguyên.


Choáng váng trước phát hiện của mình, ông chiếu cây đèn pin trong bàn tay run rẩy của mình lên bức tường phía xa căn phòng. Ngay lập tức ông thấy nó mở ra một căn phòng khác to hơn rất nhiều với kích cỡ 20 – 25 fit. Tại trung tâm là một cỗ quan tài bằng đá lớn. Bên trong là một chiếc quan tài bằng vàng được tạo ra bởi đôi bàn tay siêu phàm. Giống như ở những căn phòng nhỏ hơn, những chồng đá đen khổng lồ cũng được trang trí bởi nét chữ khác thường, loằng ngoằng, biểu tượng lạ kì cùng với hình ảnh của cả con người lẫn những con thú trong hầm mộ. Hình tượng con người được khắc họa là sự pha trộn không tin nổi giữa người La Mã, người Phê-ni-xi, người Do Thái, người theo đạo Cơ Đốc, người da đỏ Bắc Mỹ, thậm chí cả người da đen châu Phi. Một số loài vật cũng được khắc hóa trên đá ví dụ như sư tử, voi, lạc đà (vốn không phải các loài bản địa của Mỹ) từ ít nhất trước kỉ Băng Hà cuối cùng cách đây 12.000 năm trước. Nhưng chúng đã ở đây cùng với tất cả những điều phi lý của mình.

Những điều không thực tế của cái hang dưới lòng đất này đã làm Burrows choáng ngợp. Ông cần hít thở không khí trong lành, cần quay lại thế giới bên trên. Không khí dưới hang quá ngột ngạt với sự hiện diện vô danh của sự vật. Quay trở lại căn phòng thứ 3, ông tự trang bị cho chiếc túi của mình càng nhiều càng tốt rồi vội vã hết tốc lực. Cái balô phình ra, còn túi quần áo thì nặng trĩu vang lên tiếng lanh canh của tiền vàng cộng thêm vài chục viên kim cương.

Chẳng mấy chốc, ông đã trườn qua được bức tường đổ quay trở lại căn phòng nhỏ ở cuối hang. Burrows quá đỗi vui mừng với vận may không thể nào tin được của mình. Đó là gia sản cả một đời người mới kiếm được. Nhưng dù nơi này có là gì đi nữa, cũng không thể bỏ mặc tầm quan trọng cũng như của cải trong đó mà không hề được canh giữ. Ông cố sắp lại bức tường bị cuốc đổ để lấy lối đi, nhưng bất cứ một ai tình cờ nhìn thấy những viên đá đã bị di dời sẽ biết được rằng họ vừa mới bị kẻ nào đó cho bại trận. Cái hang từ trước đó rất hiếm khi có người lui tới, nhưng bây giờ nó rất dễ dàng cuốn hút những người tò mò như Burrows.

Đây là chân dung của một người lính có khắc hình sao chổi hoặc thiên thạch trên đỉnh phiến đá. Góc phải là kí tự Phenixi chỉ số 27, có lẽ là tuổi của người đàn ông này.


Những người khác có thể tìm được lối vào bên trong và lấy đi toàn bộ của cải còn lại. Trở ra phía ngoài, Burrows thấy nhẹ nhõm khi chỉ còn một mình. Do ông không thể khôi phục lại bức tường đổ trở về tình trạng cũ như khi ông tìm thấy nó, Burrows đã giấu giếm rằng cái hang tự nó mở ra. Kinh nghiệm trong chiến tranh Hàn Quốc của ông trong quân đội Mỹ vẫn chưa hề bị lãng quên. Ông kéo những cây bụi và những cành cây to che kín cái hố nhằm ngụy trang sự có mặt của nó, sau đó đặt lại những phiến đá lớn để thay đổi mặt trước so với môi trường xung quanh. Trong vòng 1 giờ đồng hồ, cái hang đã hoàn toàn bị biến đổi, những người không quen thuộc với nó sẽ không bao giờ có thể tìm được lối vào. Yên tâm rằng phát hiện của mình đã được giấu kĩ bằng cách xáo trộn mọi vật xung quanh, ông quay trở lại chiếc xe nằm cách đó 200 dặm. Trời chiều ngả về đêm. Bóng tối sâu thẳm chìm trong những rãnh nước và khe núi. Nó che giấu cái hang thậm chí còn hiệu quả hơn cả vỏ bọc tự nhiên từ cây cối và đất đá xung quanh.

Phát hiện khó tin này quả thực là của Burrows, không có gì phải bàn cãi cho dù có biết được tài sản bên trong cái hang hiện là sở hữu của ai đi chăng nữa. Cái hang vẫn cứ nằm im lìm bấy lâu khi Burrows tiếp tục giữ bí mật về vị trí của nó. Dù một ngày nào đó có người cố chứng minh cái hang thuộc về anh ta, thì Burrows vẫn sẽ cứ trầm ngâm với bản thân mình khi lê bước trên con đường trải dài về nhà lúc mờ sáng. Cái hang vẫn sẽ ở đó và mãi mãi được biết đến với cái tên “hang Burrows”.

Frank Joseph

(Còn nữa)

Trà Mi (Theo World Mysteries)
  • 3.201