Khối băng ở Nam Cực đã thành hình như thế nào?

  •  
  • 1.675

Sông băng ở Nam Cực

Theo một cuộc khảo cứu của các chuyên gia người Đức thì sự hình thành và tăng trưởng của khối băng ở Nam Cực, cách đây hơn 14 triệu năm, là do có ít thán khí trong không gian và trục của quả địa cầu hơi nghiêng một chút. Vào thuở xa xưa đó, trên Trái đất của chúng ta vừa chấm dứt một thời kỳ ấm áp, và sau đó thì tảng băng ở Nam Cực đã phát triển ngày càng lớn trong vòng 80.000 năm.

Hôm qua Giáo sư địa chất Wolfgang Kunht cùng các đồng sự viên thuộc đại học Kiel (nước Đức) vừa phổ biến công trình nghiên cứu của họ, trong tạp chí Thiên Nhiên (Nature) rằng: "Quỹ đạo của trái đất xoay quanh Mặt trời thay đổi liên tục và định kỳ. Trong thời kỳ nhiệt độ xuống thấp thì mùa Hè tại Bắc Cực cũng lạnh hơn, khiến khối băng tại Nam Cực bắt đầu từ thời điểm đó của mùa Hè cũng không tan ra được, thậm chí còn tăng trưởng thêm. Cùng lúc đó, khối lượng thán khí trong không trung giảm đi..."

Những dẫn chứng cho giả thuyết trên đây đã được các chuyên gia tìm thấy, khi phân tích dưỡng khí và những chất đồng vị thán khí (cácbon điôxít), nơi những mảnh vỏ đã hóa đá của các hải vật nhỏ li ti trên những mẩu đất cát đào tại hai nơi trong lòng cận nhiệt đới Thái Bình Dương. Từ những phân tích này, các chuyên gia có thể suy ra thể tích tảng băng và nồng độ thán khí, trước đây 4.000 năm.

Khí than là một chất quan trọng bậc nhất trong số "khí nhà kính" có hại cho bầu khí quyển. Trong các cuộc hội nghị hiện nay tranh cãi về một sự ấm dần của Trái đất, khí than đóng một vai trò chủ yếu. Từ khi có cuộc cách mạng về kỹ nghệ tại nhiều quốc gia trên thế giới, thể tích của khí than đã gia tăng một cách đáng sợ trong bầu không khí, do các nhà máy thải ra khi đốt cháy than, dầu, khí ...

Theo Thiên Nhiên Việt Nam/KH&ĐS
  • 1.675