Kỳ thú dải mây xà cừ lóng lánh hiếm gặp ở Scotland

  •  
  • 1.460

Ngay trước khoảnh khắc mặt trời mọc hôm 9/12, những người dân may mắn trên đảo Scalpay (Scotland) đã được chứng kiến cảnh tượng kỳ thú về đám mây óng ánh màu xà cừ.

Tay máy nghiệp dư Jez Wheeler là một trong số ít những người may mắn đó. Anh đã chộp được bức ảnh vô cùng ấn tượng về dải mây nhiều màu vốn được biết đến với tên gọi mây xà cừ trên bầu trời lúc rạng sáng.

Jez Wheeler hào hứng kể lại: "Tôi tỉnh dậy lúc 8h15 sáng và nhìn ra ngoài trời thì bất ngờ gặp hình ảnh đám mây xà cừ cực hiếm. Tôi thực sự không thể ngờ tới khoảnh khắc ấy và đã cố gắng hết sức để chụp ảnh lại. Đám mây xà cừ đẹp tuyệt vời!".

Hình ảnh dải mây xà cừ trên bầu trời Scotland rạng sáng 9/12.

Hình ảnh dải mây xà cừ trên bầu trời Scotland rạng sáng 9/12.
Hình ảnh dải mây xà cừ trên bầu trời Scotland rạng sáng 9/12.

Dải mây dần chuyển màu bạc óng ánh,trông như thể một vị khách lạ ghé thăm bầu trời.

Còn chuyên gia trong lĩnh vực quang học khí quyển, Les Cowley, lý giải: "Mây xà cừ đúng là rất hiếm. Một khi bạn có cơ hội được nhìn thấy mây xà cừ thì đó là khoảnh khắc cuộc đời, không bao giờ có thể quên được".

Đa phần mây xà cừ chỉ nhìn rõ được trong khoảng 2 giờ đồng hồ sau hoàng hôn hoặc trước bình minh. Đó là thời điểm chúng bừng sáng một cách khó tin với vô số dải màu sống động và từ từ biến đổi.

Mây xà cừ trông giống như những tấm màng mỏng, nhẹ nhàng cuộn lại rồi bung ra, trải rộng ra rồi sau đó co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối.

Mây xà cừ thường được hình thành ở những khu vực cực kỳ lạnh của tầng bình lưu thấp, với độ cao từ 15-25km, ngay bên trên những đám mây thuộc tầng đối lưu. Lý do khiến chúng tỏa sáng mạnh mẽ trước bình minh và sau hoàng hôn là do ở những độ cao đó, chúng vẫn được ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Những vệt mây xà cừ còn lại sau khoảng thời gian sáng nhất trên bầu trời.
Những vệt mây xà cừ còn lại sau khoảng thời gian sáng nhất trên bầu trời.

Mây xà cừ hay gặp nhất vào màu đông ở khu vực vĩ độ cao như Scandinavia, Iceland, Alaska và Bắc Canada. Tuy nhiên, đôi khi, chúng cũng xuất hiện trên bầu trời ở phía Nam nước Anh.

Dave Clark, một chuyên gia của Văn phòng dự báo thời tiết Aberdeen, nhận định: "Thật bất thường khi có thể quan sát những đám mây xà cừ này trên bầu trời Scotland bởi vì theo lý thuyết, chúng được hình thành ở tầng đối lưu, cao hơn so với khu vực thời tiết của chúng ta.

Mây xà cừ là hậu quả trực tiếp của việc con người thải ra không khí quá nhiều khí methane. Loại khí này đã phản ứng với ozone và hình thành nên mây clo.

Trước đây, chỉ có thể ngắm mây xà cừ ở các quốc gia gần cực. Nhưng sự xuất hiện của chúng ở Scotland là dấu hiệu đáng lo ngại bởi đó là dấu hiệu cho thấy hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên".

Theo VTC
  • 1.460