Thói quen đi dép xỏ ngón trong thời gian dài có thể làm đau gót, gây ra ngón chân hình búa, đau lưng, dẫn đến bong cổ chân hoặc bong gân mắt cá chân.
Các chuyên gia về y dược ở khắp mọi nơi cũng đã nhận thấy bệnh nhân gia tăng vì gặp vấn đề về chân mà nguyên nhân trực tiếp là do đi dép tông (hoặc dép xỏ ngón) trong một thời gian dài.
Loại dép tông chỉ dùng đi lại với khoảng cách ngắn, từ bể bơi vào nhà hoặc từ biển đi lên chỗ ghế nằm phơi nắng chứ không dùng cho mục đích đi bộ cả ngày hoặc chơi với trẻ con ở ngoài trời.
Loại dép tông chỉ dùng đi lại với khoảng cách ngắn,
Vấn đề chính là những đôi dép này không đủ nâng đỡ đôi chân. Loại dép cao su mỏng kiểu cổ điển quá mềm thường không hỗ trợ cho bàn chân hoặc kiểu dáng không phù hợp với bàn chân. Điều này ảnh hưởng đến gót chân và khiến bắp chân bị căng. Chính vì thế nếu đi dép tông trong một thời gian dài sẽ gây chấn thương cho mắt cá chân, gây nứt mắt cá chân và bị bong gân. Quai của dép tông có thể là điểm làm cho da bị tấy lên gây nhiễm trùng hoặc làm rối loạn sự lưu thông máu.
GS Wendi Weimer, trường ĐH Auburn, nói rằng: “Chúng ta thích đi dép tông vì cảm giác tự do, thoải mái nhưng lại ít khi lưu ý đến cảm giác ở chân cho đến khi cơn đau tăng lên và rõ rệt."
Bà Wendi cũng đã làm thí nghiệm với các sinh viên đã ra trường về cách tiếp xúc của chân với mặt đất. Những người tình nguyện làm thí nghiệm được yêu cầu đi giày để chơi thể thao hoặc dép tông có quai bằng da. Kết quả cho thấy bước sải chân liên quan với hoạt động của mắt cá chân. Với người đi giày da, mắt cá chân làm nhiệm vụ bảo vệ ngón chân khi di chuyển thì ở người đi dép tông, mắt cá chân lại làm nhiệm vụ là giữ cho quai dép tông không tuột ra khỏi chân. Và với thời gian đi bộ trung bình từ 10.000 – 20.000 bước mỗi ngày, những thay đổi nhỏ trong dáng đi cũng là tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe.
Một trong những nguy cơ lớn nhất mà dép tông gây nên là nguy cơ chấn thương cao. Các nhà vật lý trị liệu cho biết, họ đã từng chứng kiến rất nhiều chấn thương nghiêm trọng ở những người thường xuyên đi tông.
Với thiết kế đơn giản chỉ bao gồm một đế bằng và một chiếc quai hình chữ Y nên dép tông không ôm chặt vào chân. Điều này ảnh hưởng đến gót chân và khiến bắp chân bị căng. Các dây chằng giữa phần gót chân và bụng chân sẽ bị yếu đi, đau đớn sẽ thường xuất hiện sau khoảng 2 tuần đi liên tục.
Dép xỏ ngón.
Ngoài ra, do các đôi tông thường khá lỏng lẻo nên bạn cũng dễ bị trượt chân, ngã, đồng thời đi tông nhiều cũng gây ra những chấn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như gãy các xương bàn chân do xương bị căng quá mức.
Một chẩn đoán thường gặp khác với những người thường xuyên đi dép tông là bệnh viêm cơ mạc bàn chân. Biểu hiện của bệnh là tình trạng sưng tấy các mô dày tại lòng bàn chân, xảy ra khi bạn thường xuyên điều chỉnh các ngón chân để cố định lại bàn chân. Viêm cơ mạc bàn chân là một bệnh lý mãn tính gây đau đớn, khó chịu.
Đi dép xỏ ngón nhiều có thể gây chứng sưng, phù, co giật, đau xương và thậm chí biến dạng ngón chân.
Những người thường xuyên đi dép tông sẽ bị đau các ngón chân do đôi chân thường xuyên phải ghì lấy dây quai mỏng manh của dép tông để giữ tông khỏi tuột. Từ đó làm tăng độ căng của các liên kết chạy dọc lòng bàn chân gây chứng sưng, phù, co giật, đau xương và thậm chí biến dạng ngón chân.
Khi đi dép tông, sự liên kết ở toàn bộ phần thân dưới của bạn bị thay đổi. Do đó bạn có thể gặp phải các vấn đề về cơ khi di chuyển. Bạn cũng thực hiện các bước ngắn hơn và bàn chân bạn sẽ phải tiếp đất khác nhau trong mỗi bước đi. Điều này gây nên những thay đổi về đầu gối, hông và lưng. Lâu dài sẽ dẫn tới đau lưng hay đau đầu gối. Các nhà vật lý trị liệu thậm chí còn đưa ra cảnh báo rằng những thay đổi này có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Chân bạn dễ bị cháy nắng, tạo thành vết lằn xấu khi đi dép tông.
Khi đi tông, phần lớn bàn chân bạn sẽ bị lộ ra, trong khi đó nhiều người lại không có thói quen bôi kem chống nắng cho bàn chân. Do đó khiến chân bạn dễ bị cháy nắng khi phải tiếp xúc với các tác nhân của môi trường. Bên cạnh đó, mụn nước và vết phồng rộp cũng là những thứ đáng ghét do dép tông gây ra, đặc biệt là ở các kẽ chân, nơi bạn không thể dùng băng cá nhân băng lại được.
Khi thường xuyên đi dép xỏ ngón, đôi chân trần của bạn sẽ tiếp xúc với một số mầm bệnh - chẳng hạn như nấm.
Tiến sĩ Alex Kor, bác sĩ chuyên khoa chân tại Dịch vụ Y tế Witham và trợ lý giáo sư lâm sàng của khoa Y học nắn xương, Đại học Marian nói: "Dép xỏ ngón có thể là nơi trú ngụ của nấm chân. Nguyên nhân là do chúng cung cấp rất ít sự bảo vệ khỏi các vi khuẩn gây hại có thể tồn tại trên sàn nhà. Sau đó, bàn chân của bạn có nhiều khả năng tiếp xúc với những thứ như nấm, có thể gây nhiễm trùng da hoặc móng tay của bạn".
Tỷ lệ nhiễm trùng chân chỉ tăng lên nếu dép xỏ ngón của bạn bị bẩn. Tiến sĩ Kor nói: "Nếu dép xỏ ngón không được làm sạch thường xuyên, chúng có thể chứa hơi ẩm và nấm. Tồi tệ hơn, chất liệu của dép xỏ ngón được làm từ cao su hoặc nhựa không hút ẩm tốt".
Đi dép xỏ ngón trong thời gian dài dễ gây ra các vấn đề bàn chân. (Ảnh: Washingtonian).
Bất cứ ai từng đi dép xỏ ngón đều cũng từng thấy đau nhói ở ngón chân cái vào lúc này hay lúc khác. Nguyên nhân là do các hoạt động cọ xát giữa chân và dép.
"Phần dây xuất hiện giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai có thể gây ma sát, dẫn đến phồng rộp", Kor nói.
Nếu vết phồng rộp vỡ ra, vùng da hở trở thành lối vào dễ dàng của vi trùng, có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm hơn.
Việc sử dụng dép xỏ ngón thường xuyên không chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề về lưng mà còn có thể ảnh hưởng đến tư thế của bạn.
Tiến sĩ Kor nói: "Không còn nghi ngờ gì nữa, việc đi dép xỏ ngón trong thời gian dài và đi bộ đường dài có thể ảnh hưởng xấu đến tư thế. Nguyên nhân vì khi đi dép xỏ ngón, cách chúng ta đi thường xuyên thay đổi. Nếu không có sự hỗ trợ của một chiếc giày chắc chắn, chúng ta sẽ phải lê bước chân. Và để giữ cho giày không bung ra, các cơ ở bàn chân và ngón chân phải ở tư thế "kẹp chặt", tạo dáng đi bất thường, có thể dẫn đến các vấn đề về tư thế".
Không nên vừa đi dép xỏ ngón vừa dắt chó đi dạo.
Dép tông là nơi thu hút vô số vi sinh vật. Chỉ 30 phút đi dạo với cún yêu trong sân vườn đã đủ khiến chân bạn bám đầy cáu bẩn. Báo cáo năm 2009 của báo Today Show cho thấy hơn 18.000 loại vi khuẩn cư trú trong một đôi dép tông, bao gồm cả những loại vi khuẩn trong phân chó. Đối với người bị bệnh tiểu đường, nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn, vì vậy đôi dép này đặc biệt nguy hiểm.
Tiến sĩ Kauderer nói: “Đi một đôi dép tông sẽ tốt hơn đi chân đất. Tuy nhiên ngay cả khi xỏ dép, chân bạn vẫn tiếp xúc với bụi bẩn và nhiều loại vi khuẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn”.
Dép tông không phải là lựa chọn đúng đắn cho những trường hợp cần phản xạ nhanh khi hoạt động mạnh.
Dép tông không phải là lựa chọn đúng đắn cho những trường hợp cần phản xạ nhanh. Tiến sĩ Megan Leahy, Viện Xương khớp Illinois, cho biết: “Dép tông rất dễ bị trượt khỏi bàn chân và kẹt dưới thắng xe hoặc bàn đạp phanh”.
Việc đi bộ đường dài, chơi đùa với con trẻ hay đơn giản là chạy khi mang dép tông có thể biến những người nhanh nhẹn nhất thành kẻ có phản xạ vụng về. Đôi dép tông chỉ cố định chân bạn bằng quai mỏng hai bên và giữa hai ngón chân. Theo một nghiên cứu của Đại học Auburn năm 2008, dép xỏ ngón sẽ khiến sải chân bạn ngắn hơn và dễ bị trượt chân hơn. Tiến sĩ Leahy nói: “Nguy hiểm hơn, việc thay đổi dáng đi có thể dẫn đến các vấn đề về cột sống, hông, đầu gối và mắt cá chân”.
Đôi giày có thể bao bọc chân an toàn để tránh trường hợp rủi ro khi làm vườn, dép tông không phải là sự lựa chọn sáng suốt.
Những chiếc máy cắt cỏ cực kỳ nguy hiểm với đôi chân. Trừ khi bạn muốn khoe khoang chiến tích bị xén mất hai ngón chân như thế nào, còn không hãy chọn cho mình một đôi giày có thể bao bọc chân an toàn để tránh trường hợp rủi ro.
Khi làm công việc đứng sau quầy tính tiền hoặc lúc xếp hàng chờ đợi, đôi dép tông có thể không khiến bạn cảm thấy đau chân, nhưng một lúc nào đó trên đường đi, bạn sẽ thấy đau rát. Tiến sĩ Kauderer cho biết: “Những chiếc dép đế phẳng này không cho bạn sự hỗ trợ cần thiết, cũng không đóng vai trò là một chiếc đế đệm như các loại dép khác”. Đi dép tông lâu dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề về chân khác nhau, bao gồm viêm màng gân lòng bàn chân, viêm cân mạc lòng bàn chân, chứng bàn chân bẹt và gai xương.
Các chuyên gia an toàn khuyến cáo không nên đi dép tông trong nhà bếp.
Các chuyên gia an toàn khuyến cáo không nên đi dép tông trong nhà bếp. Đó là lý do tại sao Mario Batali, đầu bếp Mỹ nổi tiếng, đi giày trong nhà bếp. Nước sôi, những chảo dầu nóng và các vật dụng sắc nhọn trong bếp tiềm ẩn đầy tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra. Trước những tình huống xảy ra bất trắc, nếu bạn đi dép tông sẽ phản xạ rất kém, làm tăng nguy cơ tổn thương.
Ở nơi như bến tàu bến xe chen chúc đông đúc, bạn không nên đi dép tông.
Ở nơi đông đúc luôn có những anh chàng vô tư không cần biết họ đang giẫm đạp lên những thứ gì ở dưới chân. Đó là mối hiểm họa cho những ngón chân đang phô ra khi bạn mang dép xỏ ngón, lý do bạn không nên mang dép tông khi đi xe buýt hoặc tàu điện ngầm.
Nói như thế không có nghĩa là buộc bạn phải quay lưng lại với dép tông, bác sĩ Kauderer khuyên nên chọn những thời điểm phù hợp để mang. Bà nói: “Nếu bạn định mang loại dép này trong một thời gian dài, hãy chọn mua loại dép tông có thể hỗ trợ bạn thích hợp. Hiệp hội Y khoa Mỹ Podiatric (APMA) có hẳn một danh sách những loại dép phù hợp cho từng người, từng nghề nghiệp”.
Những người thích đi dép tông trong mùa hè không phải vứt chúng đi mà tận dụng chúng khi đi bơi, đi tắm biển ........Khi tìm kiếm những đôi xăng đan thời trang cho mùa hè này thi bạn hãy lưu ý đến đế giày và hình dáng cơ bản của đôi giày hỗ trợ cho bắp chân và gót chân.