Kim loại Đồng - Chìa khóa giúp cải thiện biến đổi khí hậu

  •  
  • 423

Biến đổi khí hậu là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với phần lớn dân số thế giới. Quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và điện khí hóa sẽ đòi hỏi hàng tấn kim loại, và đồng được coi là thiết yếu nhất.

Tại sao lại là Đồng?

Đồng đã là một vật liệu thiết yếu đối với con người xa xưa. Trên thực tế, nó là kim loại lâu đời nhất được biết đến, có niên đại hơn 10.000 năm và là một trong những loại được sử dụng nhiều nhất vì tính linh hoạt của nó.

Kim loại này có 4 đặc tính chính khiến nó trở nên lý tưởng cho việc lưu trữ năng lượng, làm động cơ cho xe điện (EV) và năng lượng tái tạo:

  • Độ dẫn điện: Đồng có chỉ số độ dẫn điện cao nhất trong tất cả các kim loại không quý.
  • Độ dẻo: Đồng có thể dễ dàng được tạo hình thành ống, dây điện hoặc tấm.
  • Hiệu quả: Hiệu suất nhiệt của đồng lớn hơn nhôm khoảng 60%, vì vậy nó có thể loại bỏ nhiệt nhanh hơn nhiều.
  • Khả năng tái chế: Đồng có thể tái chế 100% và có thể được sử dụng nhiều lần mà không làm giảm hiệu suất.

Ngoài các đặc tính độc đáo của nó, giá Đồng vẫn tương đối phải chăng, khiến nó trở thành một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi năng lượng.

Nền tảng của cuộc cách mạng xe điện

Xe điện có thể sử dụng lượng đồng gấp 4 lần so với xe du lịch động cơ đốt trong (ICE). Số lượng tăng lên khi kích thước của phương tiện tăng lên: một chiếc xe buýt chạy hoàn toàn bằng điện sử dụng lượng đồng nhiều hơn từ 11 đến 18 lần so với xe chở khách ICE. Đồng được sử dụng trong mọi thành phần chính của EV, từ động cơ đến biến tần và hệ thống dây điện.

Hiện tại, có rất ít lựa chọn thay thế cho đồng. Nhôm là loại gần nhất, nhưng mặc dù nhẹ hơn và rẻ hơn gần ba lần, nhưng cáp nhôm đòi hỏi phải có kích thước gấp đôi so với bất kỳ loại đồng nào tương đương để dẫn cùng một lượng điện.

Đồng là kim loại cần thiết nhất cho năng lượng tái tạo

Đồng là một yếu tố cần thiết cho hầu hết các công nghệ liên quan đến điện. Theo Liên minh Đồng, các hệ thống năng lượng tái tạo có thể yêu cầu đồng gấp 12 lần so với các hệ thống năng lượng truyền thống.

Đến năm 2050, nhu cầu đồng hàng năm từ công nghệ gió và năng lượng mặt trời có thể vượt quá 3 triệu tấn hoặc khoảng 15% sản lượng đồng toàn cầu năm 2020.

Cuộc đua giành Đồng

Goldman Sachs dự đoán nhu cầu đồng cho các công nghệ carbon thấp sẽ tăng lên 5,4 triệu tấn vào năm 2030, tăng từ khoảng 1 triệu tấn vào năm 2021. Trong khi đó, số lượng mỏ đang hoạt động và các dự án đề xuất không đáp ứng được nhu cầu dự kiến và kịch bản nguồn cung có vẻ khá hạn chế trong trung hạn.

Kim loại Đồng - Chìa khóa giúp cải thiện biến đổi khí hậu



Kim loại Đồng - Chìa khóa giúp cải thiện biến đổi khí hậu

Cập nhật: 21/01/2022 Theo Batoro-Tinh Tế
  • 423