Kỳ công và tỉ mỉ, đây là cách người Nhật tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới

Sứ mệnh của loại giấy mỏng nhất thế giới
  •   54
  • 3.249

Ở Nhật Bản có một công ty đang sản xuất loại giấy mỏng nhất thế giới với độ dày chỉ 0,02mm, tương đương làn da của con người. Ưu điểm của loại giấy này là mịn, nhẹ nhưng lại có độ bền khá ấn tượng.

Xưởng làm giấy Hidaka Washi nổi tiếng ở Nhật Bản là nơi duy nhất đang tạo ra những tờ giấy mỏng nhất thế giới với tên gọi washi (wa: Nhật Bản và shi: giấy). Những tờ giấy washi truyền thống của Nhật Bản còn tên gọi khác là "tengujo".

Giấy mỏng nhất thế giới
Giấy mỏng nhất thế giới.

Trong phóng sự của kênh Great Big Story mô tả, xưởng giấy này có thể tạo ra được những tờ giấy mỏng như da người với phương pháp đã được lưu truyền từ hàng ngàn năm.

Công ty Hidaka Washi tiền thân là Liên minh giấy xuất khẩu TENGU, ban đầu là một xưởng nhỏ đặt tại Kusaka, tỉnh Kochi, Nhật Bản vào năm 1949. Xưởng lúc đó chỉ có 10 thợ thủ công làm giấy và hầu hết là người trong một gia đình.

Sản phẩm giấy làm bằng tay của công ty lúc đó được xuất khẩu phục vụ làm giấy cho máy đánh chữ. Cho đến nay, Hidaka Washi vẫn duy trì kỹ thuật làm giấy thủ công tryền thống nhưng có đôi chút cải tiến và áp dụng công nghệ mới nhất.

Hidaka Washi sử dụng khá nhiều loại vật liệu khác nhau để chế tạo giấy, trong đó cây bụi (Mitsumata và Ganpi) và thân cây dâu tằm (kozo). Trong đó xưởng Hidaka Washi sử dụng chủ yếu vỏ cây dâu tằm để sản xuất giấy siêu mỏng. Tuy nhiên do dựa vào nguyên liệu tự nhiên nên quy trình làm giấy washi ngày xưa thường mang tính mùa vụ. Mùa đông được coi là mùa làm giấy tốt nhất.

Đặc tính của giấy washi là ấm áp, mỏng, mềm mại nhưng sờ lại khá cứng cáp vì các sợi gỗ được kéo dài, nghiền giã và kéo căng thay vì chặt nhỏ. Ứng dụng của giấy washi có rất nhiều bao gồm in ấn, cắt dán, màn che đèn thắp, cửa chớp, thiệp cưới, bìa lót sách, làm diều thậm chí dùng cho nghệ thuật gấp giấy origami,…

Giấy mỏng nhất thế giới aGiấy trang trí làm từ loại giấy washi
Giấy trang trí làm từ loại giấy washi.

Cách làm loại giấy này cũng khá kỳ công và đòi hỏi mất nhiều công đoạn từ lựa chọn nguyên liệu, kiểm tra và sửa các sai sót kịp thời.

Đầu tiên xưởng sẽ mua dâu tằm từ nông trại, sau đó đun trong nồi hơi, tước vỏ, buộc thành từng bó, sấy khô và tạo sợi.

Các bó cây dâu tằm phơi khô
Các bó cây dâu tằm phơi khô.

Chúng sẽ được luộc qua nước sôi trước
Chúng sẽ được luộc qua nước sôi trước.

Sợi giấy sau đó sẽ được tiếp tục được trộn với nước và hồ và trải lên khay trước khi được ép thành các tấm giấy siêu mỏng.

Người thợ dùng các cây tre để trộn giấy với hồ
Người thợ dùng các cây tre để trộn giấy với hồ.

Họ dùng tay để kéo các sợi nhằm tăng độ dai cho giấy
Họ dùng tay để kéo các sợi nhằm tăng độ dai cho giấy.

Sợi giấy càng dài thì trang giấy sẽ càng dai và mềm hơn. Quy trình này còn có thêm một bước là chắt nước dư thừa từ giấy. Các tấm giấy sau đó sẽ tiếp tục được tách ra và loại bỏ các tạp chất trên giấy trước khi đem phơi ngoài nắng.

Giấy sau đó sẽ được đưa lên máy để kéo giãn và tạo thành các tấm giấy
Giấy sau đó sẽ được đưa lên máy để kéo giãn và tạo thành các tấm giấy.

Đó là quy trình truyền thông nhưng ngày nay nhờ có sự trợ giúp của máy móc lên quy trình gọn nhẹ và đơn giản hơn khá nhiều.

Thành phẩm là một tờ giấy siêu mỏng
Thành phẩm là một tờ giấy siêu mỏng.

Tờ giấy mỏng tới nỗi bạn có thể nhìn xuyên qua dễ dàng
Tờ giấy mỏng tới nỗi bạn có thể nhìn xuyên qua dễ dàng.


Những tờ giấy được ứng dụng để in ấn rất thuận tiện
Những tờ giấy được ứng dụng để in ấn rất thuận tiện.

Người Nhật có truyền thống làm giấy từ lâu đời với lịch sử hơn 1000 năm. Ngày xưa, người Nhật chủ yếu dựa vào phương pháp làm giấy của người Trung Quốc, sau đó họ tự phát triển phương pháp sản xuất giấy của riêng mình.

Nghề làm giấy truyền thống tại Nhật Bản bắt đầu nở rộ từ thế kỷ 17-18 và được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho tới ngày nay.

Ở Nhật Bản và nhiều nơi trên khắp thế giới, tengujo được sử dụng để sản xuất màn che cửa kéo, kimono và giấy lụa.

Tengujo có thể mỏng đến mức đôi khi còn không thể sử dụng để trang trí dù chỉ tác động vô cùng nhẹ nhàng. Vẻ ngoài mỏng như cánh chuồn chuồn, nó chỉ được sử dụng với mục đích duy nhất: Bảo vệ giấy.

Để sửa chữa những văn thư cổ là việc làm khá rủi ro, do các tác động vật lý và hóa học lâu dài lên bề mặt giấy thường không giống nhau. “Công tác lâu trong lĩnh vực này, tôi cảm thấy bản thân nên tác động ít nhất có thể”, cô Choi Soyeon, người bảo quản giấy tại Trung tâm Nghệ thuật Yale, Anh quốc cho biết.

Vì vậy, vật liệu cần gia cố càng lâu đời, đòi hỏi vật liệu sửa chữa càng mỏng càng tốt.

Khoảng sáu năm trước, ông Chinzei được cục Lưu trữ Quốc gia Nhật Bản yêu cầu phát triển loại tengujo chỉ nặng 1,6 gram mỗi met. Chúng cần phải mỏng và nhẹ hơn bất kỳ loại giấy nào trên thế giới lúc bấy giờ. Mất hai năm để thử nghiệm và thay đổi quy trình, cuối cùng Chinzei cũng đã thành công.

Loại tengujo mỏng nhất thế giới này có đường kính giống như một sợi kozo: 0,02 milimet. Thậm chí, chúng còn mỏng hơn cả da người và không công ty nào có thể sao chép kĩ thuật tạo ra nó.

Hiện tại, tengujo mỏng nhất thế giới đang được bán cho các bảo tàng ở khắp nơi mục đích bảo vệ giấy như Thư viện Quốc hội Mỹ, bảo tàng Louvre, bảo tàng Anh và Trung tâm Nghệ thuật nước Anh của Đại học Yale.

Dù đã là thế kỷ 21 nhưng giấy washi vẫn có một sức sống rất riêng trong văn hóa và đời sống của người Nhật Bản.


Tham quan xưởng sản xuất loại giấy mỏng nhất thế giới, mỏng ngang lớp da của con người tại Nhật Bản.

Cập nhật: 08/05/2020 Theo GenK/zing
  • 54
  • 3.249