Kỳ lạ chuyện hành tinh chết giúp mang lại sự sống

  •  
  • 3.415

Một nghiên cứu mang tính lý thuyết mới đã chỉ ra rằng những Exoplanet quay quanh hành tinh đang chết có khả năng có sự sống.

Khi một ngôi sao chết, những lớp bên ngoài của chúng dần bị bốc hơi mất, để lại nhân nóng được gọi là White dwarf (sao lùn trắng) - thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao), có kích thước như của Trái đất.

Sao lùn trắng thường nguội rất chậm, nhiệt độ mà nó giữ đủ nóng và lâu để có thể làm ấm hành tinh bên cạnh trong vòng hàng tỉ năm.

Do sao lùn trắng nhỏ và nóng ít hơn so với Mặt trời nên những hành tinh quay quanh nó cần phải ở đủ gần để giữ được nước, thứ cần thiết cho sự sống. Theo đó, một hành tinh quay quanh sao lùn trắng trong 10 giờ, ở khoảng cách 1 triệu dặm, có thể có sự sống.

Những hành tinh quay quanh hành tinh đang chết có thể có sự sống.
Những hành tinh quay quanh hành tinh đang chết có thể có sự sống.

“Trong cuộc tìm kiếm dấu hiệu sinh học ngoài hành tinh, những ngôi sao đầu tiên mà chúng ta nên để ý là những ngôi sao đang chết” - Avi Loeb, một nhà nghiên cứu thuộc trung tâm Harvard-Smithsonian về vật lý học thiên thạch cho biết.

Để trở thành một sao lùn trắng, ngôi sao trải qua giai đoạn biến thành một “ngôi sao đỏ”"nhấn chìm" mọi hành tinh bên cạnh trên đường đi của nó. Để một hành tinh có thể quay quanh sao lùn trắng, nó phải “đợi” cho đến khi “ngôi sao đỏ” chuyển thành sao lùn trắng. Nhiều nhà khoa học cho rằng những ngôi sao đó có thể được hình thành từ bụi và khí còn lại hoặc chuyển từ ngoài vào trong hệ mặt trời của ngôi sao.

Theo các nhà thiên văn học, trong số 500 hành tinh sao lùn trắng gần chúng ta nhất, một hoặc nhiều hơn Exoplanet (Exoplanet là hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời và nó xoay quanh một ngôi sao khác chứ không phải mặt trời của chúng ta) sẽ có sự sống. Để tìm ra được những hành tinh tiềm năng này, các nhà thiên văn cho biết họ cần thành lập một quy trình tìm kiếm những ngôi sao bị mờ theo chu kỳ khi có một hành tinh bay qua nó.

Vì sao lùn trắng có kích thước gần giống Trái đất nên một hành tinh có kích thước Trái đất có thể sẽ thu được một lượng lớn ánh sáng từ sao lùn trắng để tạo ra những tín hiệu rõ ràng. Khi ánh sáng của sao lùn trắng chiếu qua lớp không khí quanh hành tinh bên cạnh, bầu khí quyển sẽ hấp thụ ánh sáng và sản sinh ra những dấu hiệu hóa học để khẳng định không khí đó có chứa hơi nước và oxi hay không?

NASA đang tiếp tục phát triển kính thiên văn không gian James Webb với hi vọng sẽ tìm thấy những exoplanet quay quanh sao lùn trắng này. Họ cho rằng bằng chiếc kính này, chỉ cần vài giờ sau khi phát hiện ra exoplanet đó, ta có thể khẳng định bầu khí quyển của nó có hơi nước và oxy hay không.

Theo Kien Thuc
  • 3.415