Không nhìn lầm đâu, đó là một người phụ nữ được nhiều đàn ông mê mệt của người Ba Tư cuối thế kỷ XVIII đấy!
Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa, mỗi thời kỳ đều có những tiêu chuẩn riêng về vẻ đẹp và tiêu chuẩn ấy không ngừng thay đổi theo thời gian. Có những tiêu chuẩn với con người ngày nay có thể không còn là đẹp nữa nhưng trong quá khứ, chúng có thể là những đặc điểm mà nhiều người mơ ước sở hữu.
Mới đây, một bức ảnh về một người được cho là nàng công chúa Qajar được lan truyền, thu hút bao sự tò mò của cộng đồng mạng. Dù là nhìn xa hay nhìn gần, người ta cũng chỉ thấy một người đàn ông mặc bộ váy dài với thân hình béo tròn và bộ ria mép đen cùng đôi lông mày dày rậm.
Nhiều người còn sốc hơn khi có thông tin cô công chúa này đã làm 13 chàng trai tự kết liễu đời mình vì quá đau khổ khi bị cô từ chối. Cõi mạng cho rằng đây chắc chỉ là một trò đùa hoặc một sản phẩm của những phần mềm chỉnh ảnh. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một câu chuyện có thật trong lịch sử.
Cô gái trong ảnh là Công chúa Fatemeh Khanum "Esmat al-Dowleh" - con gái thứ 2 của vua Iran Naser Al-Din Shah cai trị đất nước Iran từ thời năm 1785. Lúc bấy giờ, quan niệm vẻ đẹp phụ nữ của vua Naser Al-Din Shah là phụ nữ phải có thân hình đẫy đà, đậm chất đàn ông chứ không phải theo kiểu “mình hạc xương mai”. Đối với ông, sự tự tin, thông minh và độc lập mới chính là điểm quyến rũ của người phụ nữ. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn mỹ nữ trong thời đại của Naser al-Din là những người phụ nữ có lông mày rậm rạp, bộ ria sắc nét để biểu tượng cho sự an nhàn, sung túc.
Cô gái trong ảnh là Công chúa Fatemeh Khanum "Esmat al-Dowleh" - con gái thứ 2 của vua Iran Naser Al-Din Shah cai trị đất nước Iran từ thời năm 1785.
Theo quan niệm về cái đẹp lúc đó, phụ nữ phải để ria mép, thậm chí nhiều người không có ria đã vẽ thêm.
Chính vì vậy, ngoại hình của công chúa Fatemeh Khanum "Esmat al-Doleh" khi đó là một trong những nét đẹp chuẩn mực mà mọi người theo đuổi. Ngoại hình này của cô là do thừa hưởng từ vị hoàng hậu Anis l-Doleh. Thậm chí, 83 bà vợ khác của vua Naser Al-Din Shah hay những cô con gái của ông đều mang vẻ đẹp độc nhất vô nhị này.
Hoàng hậu Anis l-Doleh (bên phải) là người phụ nữ được vua Naser Al-Din Shah sủng ái nhất.
Người phụ nữ được xem là một trong những "tuyệt sắc giai nhân" thời bấy giờ.
Không chỉ riêng Ba Tư, ở những thời đại trước cũng có những quan điểm về cái đẹp rất khác lạ so với ngày nay.
Vào thời nhà Đường, những người phụ nữ được coi là đẹp thời đường là phải tròn trịa, mập mạp. Xem lại những nhân vật nổi tiếng về sắc đẹp thời ấy như Dương Quý Phi hay Võ Tắc Thiên đều có thể thấy họ được miêu tả là những người có khuôn mặt tròn trịa và nước da trắng. Thậm chí, từng có tài liệu miêu tả Võ Tắc Thiên là bà có “mặt vuông trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài, có tướng đế vương".
Bức hình phục dựng gần như chính xác một người phụ nữ "đẹp" theo đúng tiêu chuẩn và quan niệm thẩm mỹ thời nhà Đường.
Phụ nữ châu Âu thời phục hưng thích cạo sạch lông mày của mình, bởi chuẩn mực vẻ đẹp của thời kỳ này chính là vầng trán cao. Mốt làm đẹp này hiện vẫn còn để lại dấu ấn trong rất nhiều bức tranh của các danh họa thời phục hưng để lại, trong đó nổi bật nhất chính là danh tác Mona Lisa của Leonardo da vinci.
Phụ nữ châu Âu thời phục hưng thích cạo sạch lông mày của mình.
Ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19, hầu như tất cả mọi người đều sở hữu một hàm răng đen tuyền và họ được gọi với cái tên là Ohaguro. Để có được hàm răng đặc biệt này, người Nhật xưa đã sử dụng một loại thuốc nhuộm với thành phần gồm: sắt, lá cây muối, dấm và một vài phụ gia khác.
Ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 thích nhuộm răng đen.
Được biết, phương pháp nhuộm răng đen được người Nhật sử dụng với mục đích làm đẹp và giúp cho hàm răng của mình không bao giờ bị sâu.
Có thể thấy, quan niệm về cái đẹp sẽ thay đổi theo thời gian, chúng do chính con người, xã hội chúng ta tạo ra. Vì vậy, chị em không nên tự ti nếu bản thân mình có những đặc điểm không khớp với quan điểm làm đẹp hiện nay. Hãy cứ luôn yêu thương bản thân và làm mọi thứ mình thích, chỉ cần luôn đẹp trong mắt chính mình thì mới có thể đẹp trong mắt người khác.