Liệu có thể thay thế xương gãy bằng phương pháp nuôi cấy xương? Một thời gian nữa thôi, việc đó hoàn toàn có thể.
Bạn có biết xương của chúng ta có khả năng tự hồi phục một cách tuyệt vời làm cho một đoạn xương tổn thương trở lại bình thường một cách hoàn hảo. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ mà cơ thể không tự tái tạo được như ung thư di căn, chấn thương do tai nạn, dị tật di truyền.
Với các trường hợp này phải cần đến sự giúp đỡ của y khoa như thay thế phần xương gãy bằng kim loại, xương động vật hoặc mảnh xương do người khác hiến tặng nhưng không có phương pháp nào thật sự tối ưu.
Chính vì thế một phương pháp mới ra đời sẽ là sự tiến bộ vượt bậc đối với ngành y khoa về xương đó là phương pháp nuôi cấy xương. Vậy phương pháp đó là gì?
Infographic dưới đây sẽ giới thiệu cho chúng ta biết về sự phát triển của xương tự nhiên bên trong cơ thể và cách mà các nhà khoa học tái tạo lại quá trình đó trong phòng thí nghiệm để sau đó cấy vào cơ thể người để điều trị cho bệnh nhân gãy xương.
Liệu chúng ta có thể "nuôi trồng" một khúc xương bên ngoài cơ thể người? Điều này là hoàn toàn có thể.
Tế bào tạo xương thay thế các mô sụn bằng một mạng lưới khoáng chất rỗng, xốp, cấu thành từ các nguyên tố như: canxi và photphat.
Trong quá trình phát triển cơ thể, tế bào tạo xương liên tục gia cố khung xương - thứ bảo vệ các cơ quan bên trong chúng ta.
Tế bào xương của chúng ta liên tục gia cường và cấu trúc cho xương, mặc cho chúng ta đang vận động.
Một trong những lí do khiến các nhà du hành vũ trụ phải vận động liên tục trong quỹ đạo, là do xương của họ thiếu hụt đi sức căng trong môi trường không trọng lực.
Khi xương bị gãy, chúng ta có khả năng tự phục hồi đoạn xương bị tổn thương.
Giải pháp được tìm thấy trong lịch sử đó là thay thế chỗ xương thiếu bằng: kim loại, xương động vật, xương do người khác hiến tặng...
Bác sĩ trích tế bào gốc từ mô mỡ của bệnh nhân, sau đó chụp cắt lớp, cơ thể bệnh nhân để xác định chỗ xương còn thiếu.
Thử nghiệm nuôi cấy xương trên người có thể bắt đầu vào năm 2016.